Từ ngã tư Phú Nhuận đến ngã sau Gò Vấp (ngã năm Chuồng Chó cũ).
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn các phường 3, 4, 9 quận Phú Nhuận, và chung với quận Gò Vấp, từ ngã tư Phú Nhuận đến ngả sáu Gò Vấp, dài khoảng 1700 mét, lộ giới 40 mét, qua các ngả ba Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Văn Huê, Hoàng Minh Giám (trên địa bàn quận Phú Nhuận).
Lịch sử: Thời Pháp thuộc lúc đầu đường này gọi là đường Thuộc địa số 1 phụ. Từ ngày 4-4-1902 gọi là đường Blanchy nối dài. Khoảng thập niên 1930 đổi là đường Louis Berland. Từ năm 1955 đổi đường Võ Di Nguy nối dài. Ngày 4-4-1985 đổi là đường Nguyễn Kiệm.
Từ đường Nguyễn Trọng Tuyển đến đường Huỳnh Văn Bánh.
Vị trí: Đường năm trên địa bàn các phường 8, 11, 15 quận Phú Nhuận, từ đường Nguyễn Trọng Tuyển đến đường Huỳnh Văn Bánh, dài khoảng 770 mét, lộ giới 16 mét, qua các ngã tư Trần Hữu Trang, Nguyễn Văn Trỗi.
Lịch sử: Trước là con hẻm chưa có tên. Từ năm 1955 đặt tên đường Minh Mạng. Ngày 4-4-1985 đổi là đường Nguyễn Đình Chính.
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn phường 17 quận Phú Nhuận, từ đường Trường Sa trên bờ kinh Thị Nghè đến đường Cao Thắng trong chợ Phú Nhuận, dài khoảng 100 mét, lộ giới 8 mét.
Lịch sử: Trước là con hẻm. Từ năm 1955 được đặt tên đường Ngô Thời Nhiệm cho đến nay.
Từ đường Nguyễn Văn Trỗi đến đường Trần Hữu Trang.
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn các phường 11, 10 quận Phú Nhuận, từ đường Nguyễn Văn Trỗi đến đường Trần Hữu Trang, dọc theo đường ray xe lửa, dài khoảng 160 mét, lộ giới 30 mét.
Lịch sử: Đường này là hành lang an toàn của đường ray xe lửa. Năm 1955 được san bằng thành đường lộ và đặt tên đường Lê Tự Tài. Ngày 4-4-1985 đổi là đường Mai Văn Ngọc.
Từ cầu Lê Văn Sĩ đến Lăng Cha Cả (cũ), (Hoàng Văn Thụ mới).
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn quận 3, các phường 10, 11, 13, 14 quận Phú Nhuận và chung với quận Tân Bình, từ cầu Tân Bình, từ cầu Lê Văn Sĩ đến Lăng Cha Cả, dài khoảng 2268 mét, lộ giới 30 mét, qua ngã ba Trần Văn Đang, đường ray xe lửa (cổng số 6), ngã tư Huỳnh Văn Bánh, Đặng Văn Ngữ (trên địa bàn quận Phú Nhuận).
Lịch sử: Thời Pháp thuộc đường này mang tên Eryaud des Vergnes, nhưng kéo dài tới đường Võ Văn Tần. Năm 1955 đổi là đường Trương Minh Giảng, sau cắt đoạn từ ranh giới tỉnh Gia Định (Phú Nhuận giáp quận 3) thành đường riêng đặt tên đường Trương Minh Ký. Ngày 14-8-1975 nhập hai đường làm một và đổi tên là đường Nguyễn Văn Trỗi. Ngày 4-4-1985 cắt đoạn trên đây thành đường riêng và đặt tên đường Lê Văn Sĩ.
Vị trí: đường Bà Lê Chân nằm trên địa bàn phường Tân Định, Quận I khởi đầu từ đường Hai Bà Trưng đến đường Trần Quang Khải, dài 193m, lộ giới 12m, qua ngã ba Mã Lộ,. Đường lưu thông một chiều theo hướng Hai Bà Trưng đến Trần Quang Khải
Lịch sử: thời Pháp thuộc (trước năm 1945) đây chỉ là một đường nhỏ bên cạnh chợ Tân Định, mang số 42. Ngày 30-3-1906, chính quyền thuộc địa Pháp đặt tên là đường Frostin. Ngày 19-10-1955, chính quyền Sài Gòn đặt tên là Bà Lê Chân. Nay vẫn giữ lại tên cũ.
Vị trí: từ đường Phạm Ngọc Thạch đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, dài 281m lộ giới 20m chệch phía trước Dinh Thống Nhất (trước năm 1945 gọi là Dinh Norodom, sau năm 1955 gọi là Dinh Độc Lập) qua ngã tư Pasteur. Đường lưu thông 2 chiều. Đường này thuộc địa bàn phường Bến Thành, quận 1.
Lịch sử: đường này là một trong các đường xưa nhất Sài Gòn. Thời Pháp thuộc (chính thức là ngày 2-6-1871) có tên là đường Paracels (Hoàng Sa), đến ngày 16-10-1871 đổi lại là đường Colombert. Từ ngày 22-3-1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đường Alexandre de Rhodes. Đến ngày 4-4-1985 thành phố đổi là đường Thái Văn Lung. Nay lấy lại tên Alexandre de Rhodes thành tên chính thức trước đây.