- 1. Giới thiệu Chùa Ngọc Hoàng
- 2. Chùa Ngọc Hoàng hiện đang thờ ai?
- 3. Tham quan Chùa Ngọc Hoàng vào thời gian nào hợp lý?
- Thời gian mở cửa của Chùa Ngọc Hoàng
- Thời gian tham quan Chùa Ngọc Hoàng lý tưởng
- 4. Cách di chuyển đến chùa Ngọc Hoàng
- 5. Kiến trúc của Chùa Ngọc Hoàng
- Mái lợp ngói âm dương
- Phối cảnh thờ tự
- Di sản Hán Nôm
- Không gian phía sau Chùa Ngọc Hoàng
- 6. Cầu con, cầu duyên, cầu bình an tại Chùa Ngọc Hoàng
- Cầu con ở Chùa Ngọc Hoàng
- Cầu duyên ở Chùa Ngọc Hoàng
- Cầu bình an, sức khỏe ở Chùa Ngọc Hoàng
- 7. Địa điểm du lịch gần Chùa Ngọc Hoàng
- Dinh Độc Lập
- Nhà thờ Đức Bà
- Chợ Bến Thành
- Phố đi bộ Nguyễn Huệ
- 8. Những lưu ý bạn cần biết khi đến Chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng được biết đến là cổ tự rất nổi tiếng từng đón tiếp tổng thống Mỹ Barack Obama. Ngoài kiến trúc ấn tượng và không gian cổ kính thì chùa Ngọc Hoàng còn nổi tiếng linh thiêng khi nhiều người đến đây cầu con cô con cậu và cầu duyên.
1. Giới thiệu Chùa Ngọc Hoàng
Địa chỉ: 73 Đ. Mai Thị Lựu, Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Ngọc Hoàng hay còn được gọi là Điện Ngọc Hoàng (Phước Hải Tự) tọa lạc ở số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là ngôi chùa cổ quen thuộc của người dân Sài Gòn cũng như khách du lịch với vẻ đẹp vô cùng thu hút, chốn cầu con và cầu duyên rất linh thiêng.
Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng vào đầu thế kỷ XX bởi một người Trung Quốc có tên là Lưu Minh (tự là Lưu Đạo Nguyên). Ban đầu, đây chính là ngôi điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, đồng thời cũng được Lưu Minh dùng làm nơi để họp kín kế hoạch lật đổ triều Mãn Thanh.
Chùa Ngọc Hoàng là ngôi chùa cổ quen thuộc của người dân Sài Gòn cũng như khách du lịch với vẻ đẹp vô cùng thu hút, chốn cầu con và cầu duyên rất linh thiêng. Ảnh sưu tầm
Sau này, vào năm 1982, ngôi chùa này đã được tiếp quản bởi hòa thượng Thích Vĩnh Khương và chính thức đã thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Cho đến năm 1984, điện đã được đổi tên thành Phước Hải Tự.
2. Chùa Ngọc Hoàng hiện đang thờ ai?
Chùa Ngọc Hoàng bao gồm 3 tòa là Tiền điện, Trung điện, Chánh điện. Xét về tổng quan, tín ngưỡng lại ngôi chùa Ngọc Hoàng theo thờ Đạo giáo với tâm hướng về Ngọc Hoàng Đại đế. Tượng thờ Ngọc Hoàng cùng với Huyền Thiên Bắc Đến và các thiên binh, thiên tướng được đặt ở Chánh điện của chùa.
Chùa Ngọc Hoàng bao gồm 3 tòa là Tiền điện, Trung điện, Chánh điện. Ảnh sưu tầm
3. Tham quan Chùa Ngọc Hoàng vào thời gian nào hợp lý?
Thời gian mở cửa của Chùa Ngọc Hoàng
Mặc dù cách biệt với trung tâm thành phố nhưng đường di chuyển đến chùa tương đối là dễ dàng. Chùa Ngọc Hoàng mở cửa mỗi ngày từ 7h00 đến 18h00 cho nên bạn có thể cầu phúc bất kỳ lúc nào, riêng ngày mùng 1 và ngày rằm sẽ mở từ 5h00 đến 19h00.
Thời gian tham quan Chùa Ngọc Hoàng lý tưởng
Du khách có thể đến tham quan ngôi cổ tự này bất kể khi nào mà mình thích. Theo cách chia sẻ của nhiều người thì có hai thời điểm lý tưởng để tham quan Chùa Ngọc Hoàng.
Đối với những người thích không khí đông đúc, nhiều hoạt động thú vị thì có thể ghé đến Chùa Ngọc Hoàng vào ngày mùng 1 và ngày rằm, lễ Vu Lan hay ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm tức ngày vía Ngọc Hoàng. Lúc này thì du khách rất đông và Chùa Ngọc Hoàng cũng có nhiều hoạt động lễ hội để cho bạn tham gia.
Còn đối với những du khách yêu thích sự yên tĩnh thì có thể ghé chùa vào những ngày thường. Lúc này thì chùa không quá đông, bạn cũng không cần chen chúc vào chùa. Du khách lúc này có thể thư thả vãn cảnh và cầu những điều tốt đẹp cho bản thân cũng như những người xung quanh.
Đối với những người thích không khí đông đúc, nhiều hoạt động thú vị thì có thể ghé đến Chùa Ngọc Hoàng vào ngày mùng 1 và ngày rằm, lễ Vu Lan hay ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Ảnh sưu tầm
4. Cách di chuyển đến chùa Ngọc Hoàng
Nếu như xuất phát từ các tỉnh miền Bắc hay là miền Trung thì bạn nên đặt vé máy bay đi đến TP. Hồ Chí Minh để hành trình di chuyển được thuận lợi, nhanh chóng nhất. Sau khi đến sân bay Tân Sơn Nhất thì bạn hãy lựa chọn dịch vụ đưa đón sân bay để đi thẳng đến Phước Hải. Bạn chỉ cần đặt xe trước một ngày trước chuyến đi và đợi tài xế ở điểm hẹn trước là được.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn các phương tiện giao thông công cộng khác như xe taxi, xe buýt, xe ôm công nghệ. Chùa Ngọc Hoàng nằm ở mặt đường Mai Thị Lựu, quận 1 cho nên bạn có thể dễ dàng di chuyển đến đây. Nếu như đi xe buýt thì bạn có thể lựa chọn tuyến số 18, 93 hoặc là tuyến 150 rồi đi xuống các điểm dừng trên đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Đình Chiểu, Đinh Tiên Hoàng hay là các điểm dừng ở gần Đài Truyền Hình, nhà thờ Mạc Ti Nho, Đa Kao,…
Còn nếu như bạn đi ô tô hoặc xe máy tự lái thì có thể đi theo đường Trương Định, sau đó rẽ phải vào đường Nguyễn Thị Minh Khai sang đường Phùng Khắc Khoan rồi rẽ phải tiếp vào đường Điện Biên Phủ. Cuối cùng là bạn vòng xuống đường Mai Thị Lựu để đi thẳng đến chùa.
Đối với những du khách yêu thích sự yên tĩnh thì có thể ghé chùa vào những ngày thường. Lúc này thì chùa không quá đông, bạn cũng không cần chen chúc vào chùa. Ảnh sưu tầm
5. Kiến trúc của Chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng có nét kiến trúc mang đậm dấu ấn của người Trung Hoa. Trải qua bao nhiêu sự kiện thăng trầm của lịch sử thì nó lại khoác lên mình thêm một lớp cổ kính và nhuốm màu thời gian. Cũng có lẽ thế mà Chùa Ngọc Hoàng có vẻ đẹp riêng, hiếm thấy ở các đền chùa khác.
Mái lợp ngói âm dương
Ngôi chùa Ngọc Hoàng nổi bật giữa trung tâm quận 1 với phần mái lợp ngói âm dương. Các góc mái đều được trang trí bằng tượng gốm nhiều màu cùng với linh vật được chạm khắc vô cùng công phu. Toàn bộ ngôi chùa được làm bằng gạch đỏ pha lẫn với một chút màu sắc cổ xưa. Trải qua nhiều lần trùng tu thì Chùa Ngọc Hoàng vẫn giữ được cho mình nét cổ kính cùng với phong cách thiết kế vô cùng độc đáo của chùa cổ.
Và điều đặc biệt nhất khi đến đây đó là bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật giải trí được làm bằng những vật liệu cổ xưa như là bồi, gốm, gỗ. Bên cạnh đó, những bức tượng bằng giấy bồi được sắp xếp vô cùng ngay ngắn giống như các vị thần hội về chầu Ngọc Hoàng cũng là một điểm nhấn chẳng thể nào bỏ qua được.
Các góc mái đều được trang trí bằng tượng gốm nhiều màu cùng với linh vật được chạm khắc vô cùng công phu. Ảnh sưu tầm
Phối cảnh thờ tự
Khi nhìn từ bên ngoài thì Chùa Ngọc Hoàng không điểm nào đặc biệt nổi bật, tuy nhiên ngay khi bước chân vào cổng thì bạn sẽ phải ngỡ ngàng bởi sự bề thế ở bên trong. Đầu tiên đó chính là cổng tam quan, nơi có gắn hai con rồng uốn lượn, mang vẻ bề thế và uy nghi. Khi đi sâu vào phía bên trong thì bạn sẽ thấy một khuôn viên vô cùng rộng lớn vối một ngôi miếu nhỏ thờ thần Hộ Pháp cùng với bể cá, bể rùa.
Tổng thể công trình của Chùa Ngọc Hoàng bao gồm 3 gian chính. Ở gian chính có tiền điện – đây là nơi thờ Thổ Địa, Thần Môn Quan. Trung diện được dùng để thờ Thanh Long Đại Tướng, Phật Dược Sư, Phục Hổ Đại Tướng. Còn tượng Ngọc Hoàng Thượng đế được đặt vô cùng uy nghiêm ở Chính điện, phía bên trái đó là tượng Huyền Thiên Bắc Đế, bên phải là tượng thờ Phật Chuẩn Đề.
Ở gian bên trái cũng gồm có 3 điện thờ, một nơi thờ nhị vị Song Án, Thành Hoàng Lỗ Ban, tượng Mã Tướng Quân, Thái Tuế. Còn một nơi sẽ thờ Thập Điện Diêm Vương. Điện thờ thứ ba thờ Ông Tơ Bà Nguyệt cùng 12 bà mụ và 13 đức thầy. Đáng chú ý, ở điện thờ thứ hai có đặt 10 bức chạm gỗ tương ứng với 10 cửa ải ở địa ngục thu hút sự chú ý của du khách. Gian cuối cùng nằm ở phía bên phải là điện thờ Phật Bà và nơi nghỉ chân dành cho khách du lịch.
Di sản Hán Nôm
Chùa Ngọc Hoàng chính là nơi lưu giữ rất nhiều câu đối, hoành phi cũng như bài vị, biển ngạch, bảng chữ viết tiếng Hán. Trong đó thì câu đối là loại hình di sản Hán Nôm chiêm số lượng nhiều nhất ở Chùa Ngọc Hoàng. Bên cạnh đó thì các bức hoành phi lẫn câu đối ở đây đều được chạm khắc rất tinh xảo trên chất liệu gỗ quý cho nên mang đến giá trị nghệ thuật rất cao. Qua những hiện vật này thì bạn có thể hiểu thêm về tư tưởng tôn giáo lẫn tín ngưỡng của đạo Minh.
Chùa Ngọc Hoàng có nét kiến trúc mang đậm dấu ấn của người Trung Hoa. Ảnh sưu tầm
Không gian phía sau Chùa Ngọc Hoàng
Phía sau của Chùa Ngọc Hoàng còn có một ngôi miếu thờ Ông Đá. Theo như lời người dân kể lại thì nơi đây từng có một ngôi miếu cổ của người Khmer. Sau khi ngôi chùa được xây dựng thì ngôi miếu cổ này mới được cải tạo thành miếu thờ Ông Đá như hiện tại. Phía bên trong miếu sẽ có một viên đá hình chữ nhật dựng đứng được lấy từ núi Thái Sơn, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Phía trước viên đá thờ có đặt lư hương, bên phải đặt đá Thanh Long còn ở bên trái là đặt đá Bạch Hổ. Bên cạnh đó, trong chùa có đến 300 bức tượng thờ Phật cùng các vị Bồ Tát đều được điêu khắc vô cùng tinh xảo và chân thực.
6. Cầu con, cầu duyên, cầu bình an tại Chùa Ngọc Hoàng
Với tín ngưỡng Đạo giáo thờ rất nhiều vị thần coi sóc trần thế, Chùa Ngọc Hoàng chính là một chốn linh thiêng nơi bạn có thể cầu con cái, tình duyên và bình an.
Cầu con ở Chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa cổ thờ Kim Hoa Thánh Mẫu và 12 bà mụ coi sóc việc sinh nở. Chùa Ngọc Hoàng là nơi được rất nhiều cặp vợ chồng, điện thờ Thánh Mẫu và là nơi được ghé thăm nhiều nhất mỗi dịp lễ lớn nhỏ lẫn ngày thường.
Với nghi lễ đơn giản, không quá phức tạp và được hướng dẫn cụ thể cho nên có nhiều người rất sẵn lòng đến đây để thành kính dâng lễ nguyện vọng. Chùa Ngọc Hoàng cũng nổi danh bởi sự linh nghiệm khi người dâng thật lòng thiện tâm, sống thiện lành.
Chùa Ngọc Hoàng là nơi được rất nhiều cặp vợ chồng, điện thờ Thánh Mẫu và là nơi được ghé thăm nhiều nhất mỗi dịp lễ lớn nhỏ lẫn ngày thường. Ảnh sưu tầm
Cầu duyên ở Chùa Ngọc Hoàng
Việc cầu duyên ở Chùa Ngọc Hoàng được biết đến với nhiều nguyện vọng cầu duyên viên mãn. Những đôi bạn trẻ khi đã có người mong muốn kết duyên vợ chồng thì có thể đến đây thành tâm cầu nguyện.
Sau khi hành hương, thành tâm khấn tên của mình và người ấy thì người khấn chỉ cần sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt để xin tình duyên viên mãn. Thánh mẫu sẽ thỏa ước nguyện để ông Tơ, bà Nguyệt kết duyên tơ hồng.
Cầu bình an, sức khỏe ở Chùa Ngọc Hoàng
Ngoài việc cầu con cái và tình duyên thì Chùa Ngọc Hoàng còn rất nổi tiếng linh nghiệm trong việc cầu sức khỏe và bình an. Bạn cũng có thể ghé thăm tượng Hoa Đài tiên sư để thành tâm khấn cầu.
Mỗi năm, vào ngày 9 tháng Giêng âm lịch thì Chùa Ngọc Hoàng vẫn thường xuyên tổ chức lễ vía Ngọc Hoàng. Đây chính là một ngày đại lễ, được cho là dịp ban phúc lành lớn. Cũng vào dịp này thì lượng khách viếng chùa rất đông và bạn có thể vừa cầu nguyện lại vừa cầu nguyện, tận hưởng không khí lễ hội ở đây.
Ngoài việc cầu con cái và tình duyên thì Chùa Ngọc Hoàng còn rất nổi tiếng linh nghiệm trong việc cầu sức khỏe và bình an. Ảnh sưu tầm
7. Địa điểm du lịch gần Chùa Ngọc Hoàng
Khi bạn đến Sài Gòn du lịch, bên cạnh Chùa Ngọc Hoàng còn có rất nhiều địa điểm vô cùng hấp dẫn mà bạn có thể tham quan. Để có thể tiết kiệm thời gian cũng như rút ngăn được quãng đường di chuyển thì sau đây sẽ là những địa điểm mà bạn có thể ghé qua.
Dinh Độc Lập
Địa chỉ: Số 135 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Thành phố Hồ Chí Minh
Kết hợp với chuyến tham quan Chùa Ngọc Hoàng thì bạn có thể ghé qua Dinh Độc Lập – nơi mang đậm tính lịch sử cũng như văn hóa để tham quan. Nằm ở trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Dinh Độc Lập chỉ cách Chùa Ngọc Hoàng hơn 2km, tuyến đường rất đơn giản và cũng vô cùng thuận tiện cho việc di chuyển.
Dinh Độc Lập vẫn luôn là một địa điểm quen thuộc với hầu hết khách du lịch mỗi khi đến với Sài Gòn. Người dân ở thành phố mang tên Bác rất tự hào về Dinh Độc Lập không chỉ bởi lịch sử hào hùng mà còn bởi vì vẻ đẹp kiến trúc mạnh mẽ và vững chãi ở nơi đây.
Kết hợp với chuyến tham quan Chùa Ngọc Hoàng thì bạn có thể ghé qua Dinh Độc Lập – nơi mang đậm tính lịch sử cũng như văn hóa để tham quan. Ảnh sưu tầm
Nhà thờ Đức Bà
Địa chỉ: Số 1 Công xã Paris, phường Bến Nghé, thuộc Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Nằm ngay gần Dinh Độc Lập đó là Nhà thờ Đức Bà – đây chính là biểu tượng của vẻ đẹp ở Sài Gòn. Đây được xem là địa điểm du lịch sở hữu được vẻ đẹp châu Âu cổ kính, hoa mỹ và là nơi có thể giúp cho bạn có ngay được những bức ảnh du lịch đẹp mắt.
Khi đến với Nhà thờ Đức Bà thì bạn sẽ được chiêm ngưỡng những không gian kiến trúc kết hợp giữa phong cách Roman hoa lệ cùng với phong cách Gothic hoành tráng. Từ không gian ở bên ngoài cho đến kiến trúc ở bên trong, tất cả đều là những nét đẹp văn hóa khiến cho giáo phận Sài Gòn nói riêng cùng người dân thành phố mang tên Bác tự hào.
Nằm ngay gần Dinh Độc Lập đó là Nhà thờ Đức Bà – đây chính là biểu tượng của vẻ đẹp ở Sài Gòn. Ảnh sưu tầm
Chợ Bến Thành
Địa chỉ: Đường Lê Lợi, phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Chợ Bến Thành là khu chợ sầm uất nhất ở Sài Gòn và là nơi bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về ẩm thực, lối sống cũng như văn hóa sinh hoạt của người dân nơi đây. Chợ Bến Thành sẽ là nơi khiến cho chuyến du lịch của bạn thêm phần đặc sắc, tự do cũng như ngon miệng hơn.
Chợ Bến Thành là khu chợ sầm uất nhất ở Sài Gòn và là nơi bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về ẩm thực, lối sống cũng như văn hóa sinh hoạt của người dân nơi đây. Ảnh sưu tầm
Phố đi bộ Nguyễn Huệ
Địa chỉ: Đường Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Khi đến với Sài Gòn thì bạn không thể không đến phố đi bộ Nguyễn Huệ – đây chính là con đường sầm uất cũng như đẹp mắt bậc nhất ở Sài Gòn. Đến đây thì bạn sẽ được hòa vào không khí cũng như nhịp sống chính hiệu ở thành phố vô cùng năng động này. Chính sự trẻ trung, nhộn nhịp và náo nhiệt, sầm uất là những gì mà khách du lịch sẽ nhớ mãi.
Ngoài việc chụp những tấm hình lưu niệm thì bạn hãy thử trải nghiệm những hoạt động vui chơi, giao lưu ở đây để có thêm những thú vị cho chuyến đi tham quan của bạn nhé.
Khi đến với Sài Gòn thì bạn không thể không đến phố đi bộ Nguyễn Huệ – đây chính là con đường sầm uất cũng như đẹp mắt bậc nhất ở Sài Gòn. Ảnh sưu tầm
Landmark 81
Địa chỉ: Số 720A Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Trong những năm trở lại đây, Landmark 81 chính là địa điểm check-in không thể bỏ qua khi bạn đến với Sài Gòn. Kể cả đối với người dân thành phố thì tòa nhà này chính là nơi thư giãn lý tưởng mỗi dịp cuối tuần cho cả gia đình.
Không chỉ là tòa nhà cao nhất ở Việt Nam mà Landmark 81 còn sở hữu cho mình hệ thống dịch vụ, mua sắm, nghỉ dưỡng, ăn uống một cách toàn tiện và đáng trải nghiệm nhất hiện nay. Nếu như bạn đến TP. Hồ Chí Minh để tham quan, lễ chùa hay công tác thì Landmark 81 là một lựa chọn hoàn hảo để dừng chân.
Khi đến thành phố mới, việc di chuyển là vấn đề cần được lưu tâm, đáng chú ý là với những ai vẫn còn xa lạ với đời sống ở nơi đây. Cách Chùa Ngọc Hoàng chỉ 5km đường thành phố, Landmark 81 sở hữu vị trí giao thông thuận tiện và gần nhiều địa điểm lớn, bạn có thể đến bất kỳ đâu bằng mọi phương thức từ khách sạn này.
Landmark 81. Ảnh sưu tầm
8. Những lưu ý bạn cần biết khi đến Chùa Ngọc Hoàng
Khi đến với Chùa Ngọc Hoàng bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Bạn không nên tùy ý đụng chạm hay là xê dịch, lấy bất kể đồ nào trong chùa khi chưa có sự cho phép của nhà chùa.
- Bạn cần vứt rác đúng nơi quy định để không gây ô nhiễm môi trường. Không nên dẫm đạp lên hoa cỏ hay bẻ cành hái hoa, làm tổn hại đến bàn ghế hay các vật chất khác ở trong chùa.
- Nếu như bạn muốn quay phim, chụp ảnh thì nên xin phép trước với ban quản lý của nhà chùa.
Sở hữu vẻ đẹp cổ kính linh thiêng, Chùa Ngọc Hoàng là một điểm đến thanh bình và độc đáo, linh thiêng mà bạn nhất định sẽ phải ghé trong chuyến đến Sài Gòn. Hãy đến Chùa Ngọc Hoàng để trải nghiệm ngày lễ cũng như tham quan những điểm du lịch ở gần đó để có thể hiểu rõ hơn về vẻ đẹp, sức hút riêng mà chỉ ở Sài Gòn mới có.
Đăng bởi: Kiến Trúc Tâm Bình