- 1. Tổng quan về Chùa Vạn Phật
- Chùa Vạn Phật ở đâu?
- Cách di chuyển đến Chùa Vạn Phật
- 2. Thời gian hoạt động của Chùa Vạn Phật
- 3. Lịch sử hình thành Chùa Vạn Phật
- 4. Kiến trúc của Chùa Vạn Phật
- 5. Chùa Vạn Phật thiết lập kỷ lục khi sở hữu hơn 10.000 tượng Phật
- 6. Văn Khấn
- 7. Trải nghiệm xin xăm bằng máy ở Chùa Vạn Phật
- 8. Những lưu ý khi đến Chùa Vạn Phật
Nằm nép mình sau những tòa nhà cao tầng của khu phố nhộn nhịp ở Sài Gòn, Chùa Vạn Phật quận 5 được đánh giá là một nơi thanh tịnh, yên bình không xô bồ. Chùa Vạn Phật được ghi nhận xếp hạng kỷ lục với hệ thống hơn 10.000 tượng Phật cực kỳ đồ sộ. Cùng chúng mình khám phá ngôi chùa độc đáo này nhé!
1. Tổng quan về Chùa Vạn Phật
Chùa Vạn Phật ở đâu?
- Địa chỉ: Số 66/14 Nghĩa Thục, Phường 5, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
- Nhận chỉ đường
Chùa Vạn Phật là ngôi chùa nằm ở quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Ngôi chùa này nép mình sau những tòa nhà cao tầng nhưng vẫn nổi bật với sắc đỏ hút mắt. Chùa Vạn Phật chính là ngôi chùa người Hoa mang đậm nét kiến trúc, phong cách của người Hoa khi được trang trí toàn bộ bằng giấy màu từ cổng vòm cho đến hoa văn trên mái ngói.
Cổng chính của chùa Vạn Phật. Ảnh sưu tầm
Nằm nép mình trong một hẻm nhỏ, hẹp gần với chợ Hòa Bình nên Chùa Vạn Phật không quá rộng rãi. Mặc dù có hơi bé, khuất mình sau những nhà cao tầng nhưng Chùa Vạn Phật vẫn mang đến không khí vô cùng bình yên, thanh tịnh.
Vào buổi tối lúc các ngọn đèn, những chiếc đèn lồng ở chùa được thắp sáng. Lúc này, không gian ở xung quanh Chùa Vạn Phật được bao trùm với màu sắc đỏ tươi mang đến một cảm giác vô cùng ấm cúng.
Cách di chuyển đến Chùa Vạn Phật
Là ngôi chùa tọa lạc ở trong tâm thành phố nên con đường đi đến Chùa Vạn Phật cũng rất dễ dàng, thuận tiện. Chùa Vạn Phật cách trung tâm thành phố khoảng 4km nên bạn có thể di chuyển bằng xe máy, xe ô tô, xe buýt đều được.
Phương tiện | Lộ trình |
Di chuyển bằng xe máy |
|
Di chuyển bằng xe buýt |
|
Đối với những ai chưa quen được cung đường ở Sài Gòn thì nên di chuyển đến Chùa Vạn Phật bằng xe ôm, taxi công nghệ để tránh lạc đường nhé.
Vẻ đẹp uy nghi của ngôi chùa Vạn Phật. Ảnh sưu tầm
2. Thời gian hoạt động của Chùa Vạn Phật
Khi bạn muốn tham quan, xin xăm và hành hương ở Chùa Vạn Phật thì có thể đến từ 7h00 sáng đến 18h00 tối. Vào các ngày lễ hay là rằm tuần, mùng 1 có thể chùa sẽ đóng cửa muộn hơn để du khách có thể đến lễ bái, hành hương.
So với những ngôi chùa khác, thời gian hoạt động của Chùa Vạn Phật tương đối dài. Mặc dù vậy thì bạn nên đến sớm để tránh tình trạng chen chúc, đông người.
3. Lịch sử hình thành Chùa Vạn Phật
Được xem là một trong những ngôi chùa Hoa biểu tượng cho Phật giáo Việt Nam với phong cách cũng như kiến trúc Trung Hoa xưa. Mặc dù là một ngôi chùa nhỏ nhưng vẫn tiếp đón rất nhiều Phật tử, du khách, người hành hương đến viếng thăm bởi sự linh thiêng của nó.
Vào năm 1959, Chùa Vạn Phật được xây dựng bởi hai vị hòa thượng Trung Hoa có tên là Đức Bổn và Diệu Hoa. Ngôi chùa được dựng lên khá đơn sơ với mục đích làm nơi quy tụ của các Phật tử gốc Hoa ở Việt Nam. Đồng thời cũng là nơi để cho các vị nho sĩ sinh hoạt tôn giáo, tu học.
Không gian bên trong ngôi chùa này đậm chất Trung Hoa. Ảnh sưu tầm
Đến năm 1998, Chùa Vạn Phật đã trải qua một lần trùng tu, xây dựng khang trang hơn. Cùng với đó, những đường nét kiến trúc của Chùa Vạn Phật được giữ cho đến ngày nay. Sau xây dựng lại, Chùa Vạn Phật gồm có 4 lầu và 1 sân thượng. Đến năm 2008, Chùa Vạn Phật lại được xây dựng thêm công trình mới gọi là điện Phổ Quang Minh – là công trình đánh dấu sự cải tiến lớn trong kiến trúc của Chùa Vạn Phật. Đây cũng được xem là nhãn quan với vai trò là cái tâm làm điểm nhấn của Chùa Vạn Phật.
4. Kiến trúc của Chùa Vạn Phật
Chùa Vạn Phật có diện tích 200m2 với tổng cộng có 5 tầng lầu. Trong đó, có 3 tầng lầu, 1 tầng trệt, 1 sân thượng. Khi nhìn từ xa, Chùa Vạn Phật tựa như một tòa nhà mang màu sắc rực rỡ. Trong quan niệm xưa của người Hoa, màu đỏ chính là màu của sự may mắn. Chính vì thế mà nó được lựa chọn là màu sắc chủ đạo của Chùa Vạn Phật.
Với thiết kế 5 tầng, mỗi tầng Chùa Vạn Phật đều có những bức tượng Phật độc đáo, ấn tượng. Đáng chú ý, phải kể đến bức tượng nguy nga, tráng lệ nhất đặt tại Chánh điện với tên gọi là Đại điện Quang Minh. Công trình này quy tụ cả những bức tượng đồ sộ, tượng nhỏ khác như: Thích Ca Mâu Ni, Bồ Tát văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền. Bên cạnh tượng Phật, Chánh điện còn được bài trí tượng Tứ đại Thiên vương đặt theo bốn hướng. Hơn thế, Chùa Vạn Phật còn sở hữu những bức tượng Phật Dược sư rất thanh tịnh.
Không gian, kiến trúc ở mỗi tầng của Chùa Vạn Phật đều mang đậm nét văn hóa của người Hoa. Đó chính là cổng vòm là những án thơ dán giấy đỏ. Khi bước vào Chùa Vạn Phật, bạn sẽ ngỡ như mình lạc vào khung cảnh Trung Hoa xưa. Những vật liệu được làm bằng gỗ, giấy dán đỏ mực đen chữ tàu chính là những gì đặc trưng nhất của lói phong cách này.
Nơi lưu giữ tro cốt của những người đã khuất. Ảnh sưu tầm
Khi đến với Chùa Vạn Phật, bạn không chỉ được viếng bái Phật, tham quan kiến trúc mà còn được trải nghiệm văn hóa Trung Hoa. Từ đó, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết cho bản thân. Không chỉ thế, với không gian yên bình, thanh tịnh thì nơi đây chắc chắn sẽ là nơi bạn có thể “nép mình” tránh xa những xô bồ của cuộc sống. Chùa Vạn Phật cũng là nơi để cho bạn trút bỏ những gánh nặng, khó khăn để cho tâm hồn nhẹ nhàng hơn.
Đáng chú ý, bên trong khuôn viên của Chùa Vạn Phật cũng có khu vực gửi tro cốt của người đã khuất. Điều này mang ý nghĩa mong muốn người thân sẽ nhận được sự che chở của Đức Phật, sớm về cõi cực lạc. Đây cũng là khu vực thường xuyên được người dân đến để dâng hương, chiêm bái mỗi dịp lễ lớn ở trong năm.
5. Chùa Vạn Phật thiết lập kỷ lục khi sở hữu hơn 10.000 tượng Phật
Chùa Vạn Phật gây ấn tượng với du khách khi sở hữu hệ thống hơn 10.000 bức tượng Phật. Đối với một ngôi chùa chỉ có 200m2 mà sở hữu số lượng tượng Phật nhiều như thế là điều không thể. Tất cả những bức tượng Phật ở đây có rất nhiều kích thước, nhiều vật liệu tạo cho Chùa Vạn Phật một không gian rất linh thiêng. Một số tượng Phật có tại Chùa Vạn Phật phải kể đến như:
Tượng Thích Ca Mâu Ni: Đây chính là tượng Phật lớn nhất được đặt trên đài sen có 1000 cánh đúc hoàn toàn bằng đồng. Bức tượng Phật này được đặt giữa Chánh điện, phía sau xếp 10.000 bức tượng Phật nhỏ rất ngay ngắn. Đây cũng là nơi vô cùng uy nghiêm, tráng lệ của Chùa Vạn Phật.
Tượng tứ đại Thiên Vương: Là một trong những bức tượng khác được đặt ở Chánh điện, bức tượng này được chạm khắc vô cùng tinh tế, tỉ mỉ. Theo truyền thuyết của người Hoa, Tứ đại Thiên vương được người xem là những người canh giữ thế giới và Phật pháp.
Bức tượng Tứ đại Thiên Vương. Ảnh sưu tầm
Tượng Phật Dược Sư: Là bức tượng được đặt ở tầng 2. Theo Phật pháp, Phật Dược sư đã giúp cho chúng sinh khỏi bệnh tật về tinh thần lẫn thể chất. Ngài cũng chính là người hóa giải những nguy hiểm, chướng ngại vật. Không những thế còn hóa giải 3 chất độc vô cùng nguy hiểm ở hồng trần là dính mắc, vô minh và hận thù.
Nơi đặt tượng Phật dược sư. Ảnh sưu tầm
Tranh vẽ Quan Thế Âm Bồ Tát cùng với Thiện Tài Đồng Tử Long Nữ đứng trên mây: Đây được xem là một nét văn hóa trong người Hoa rõ ràng nhất. Tại Chùa Vạn Phật, bức tranh được đặt trang trọng trong khuôn viên của chùa.
Bức tranh vẽ Quan Thế Âm Bồ Tát cùng với Thiện Tài Đồng Tử Long Nữ đứng trên mây. Ảnh sưu tầm
Tượng Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay: Đây chính là bức tượng được chạm khắc vô cùng chân thực. Khoác lên mình chiếc áo vàng, bức tượng vô cùng tỏa sáng. Bức tượng Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay được đặt ở cửa Chùa Vạn Phật bên trong tủ thờ.
Tượng Bồ tát nghìn tay nghìn mắt. Ảnh sưu tầm
6. Văn Khấn
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là ……………..
Ngụ tại ……………………………
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa ………… dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quán Âm Đại Sỹ, cùng Thánh hiền Tăng.
– Đệ tử lâu đời, lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc. Nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, thề tránh điều dữ, nguyện làm việc lành. Ngửa trông ơn Phật, Quán Âm Đại Sỹ, chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long Bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui, sống và làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Cẩn nguyện!
7. Trải nghiệm xin xăm bằng máy ở Chùa Vạn Phật
Chùa Vạn Phật không chỉ gây ấn tượng với du khách, người hành hương bởi kiến trúc và hệ thống tượng Phật mà còn thu hút bởi hình thức xin xăm tự động. Xin xăm chính là một phong tục hay và độc đáo của người Hoa. Mặc dù vậy, với nhu cầu lớn của du khách thì nhiều ngôi chùa ở Singapore hay Đài Loan đã có máy xin xăm. Còn ở Việt Nam cũng đã xuất hiện hình thức xin xăm tự động ở Chùa Vạn Phật.
Tháp mộ thờ Hòa thượng Tăng Đức Bổn (trái) và Hòa thượng Thích Diệu Hoa (phải). Ảnh sưu tầm
Đây chính là một hoạt động hay, độc đáo ở Chùa Vạn Phật. Bạn có thể trải nghiệm hoạt động này ngay ở lối đi vào chùa. Khi nhìn bên ngoài chiếc máy trông như máy chơi game bởi được thiết kế có chỗ để bỏ đồng. Phía bên trong của máy được thiết kế như cung điện, có tiên nữ đi lấy quẻ xăm cho người thỉnh.
Việc bạn cần làm là đứng trước máy, chắp tay cầu nguyện rồi lấy 1 đồng bên cạnh vào máy. Lúc này, nàng tiên sẽ lấy từ bên trong 1 quẻ xăm. Đây là một trải nghiệm vô cùng thú vị, bạn có thể ghé thăm Chùa Vạn Phật để xin xăm theo hình thức này.
8. Những lưu ý khi đến Chùa Vạn Phật
Khi đến Chùa Vạn Phật, bạn nên lưu ý những điều sau để chuyến tham quan được trọn vẹn nhé:
- Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
- Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ, bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường trong Chùa Vạn Phật.
- Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim và chụp hình.
Toà tháp Vạn Phật 5 tầng ở Chùa Vạn Phật. Tòa tháp này được xây dựng trên sân thượng vừa là điểm nhấn kiến trúc của chùa, vừa có chức năng chan hoà ánh sáng tự nhiên cho tầng chánh điện bên dưới. Ảnh sưu tầm
Chùa Vạn Phật chính là một địa điểm tâm linh có tiếng với kiến trúc đậm chất người Hoa xưa. Ngôi chùa này không chỉ nổi tiếng với người dân ở TP. Hồ Chí Minh mà còn được khách thập phương ghé thăm thường xuyên. Nếu có dịp đến TP. Hồ Chí Minh, bạn nên ghé đến Chùa Vạn Phật để cảm nhận vẻ đẹp, cầu bình an cho gia đình nhé!
Đăng bởi: Đam Hoàng