- 1. Chùa Huê Nghiêm ở đâu?
- 2. Di chuyển đến Chùa Huê Nghiêm như thế nào?
- 3. Thời gian mở cửa Chùa Huê Nghiêm như thế nào?
- 4. Lịch sử hình thành của Chùa Huê Nghiêm
- 5. Kiến trúc của Chùa Huê Nghiêm
- 6. Đạo Tràng Pháp Hoa tại Chùa Huê Nghiêm
- 7. Văn khấn khi đi Chùa Huê Nghiêm
- 8. Một số điểm du lịch gần Chùa Huê Nghiêm
- 9. Những điều bạn cần lưu ý khi đến Chùa Huê Nghiêm
Chùa Huê Nghiêm không chỉ là một trong những cổ tự lâu đời nhất ở Sài Gòn mà còn sở hữu diện tích rất lớn. Nơi đây thu hút được đông đảo khách đến chiêm bái, lễ Phật. Cùng chúng mình tìm hiểu về ngôi cổ tự này nhé!
1. Chùa Huê Nghiêm ở đâu?
- Địa chỉ: Số 299B Lương Định Của, phường Bình Khánh, quận 2, TP. Hồ Chí Minh
- Nhận chỉ đường
Chùa Huê Nghiêm hay còn gọi là Chùa Huê Nghiêm 2 tọa lạc ở số 299B Lương Định Của, phường Bình Khánh, quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Tên gọi Chùa Huê Nghiêm ra đời để có thể phân biệt, tránh nhầm lẫn với tổ đình Huê Nghiêm của phái Bắc Tông. Ngôi cổ tự này được rất nhiều người biết đến không chỉ bởi diện tích rộng lớn mà còn bởi lối kiến trúc xây dựng rất hoành tráng.
Chùa Huê Nghiêm hay còn gọi là Chùa Huê Nghiêm 2 tọa lạc ở số 299B Lương Định Của, phường Bình Khánh, quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh sưu tầm
2. Di chuyển đến Chùa Huê Nghiêm như thế nào?
Chùa Huê Nghiêm sở hữu vị trí vô cùng đắc địa ở trung tâm Sài Gòn cho bên việc di chuyển cũng không mấy khó khăn đối với khách tham quan. Bạn có thể tham khảo những cách di chuyển dưới đây nhé:
- Xe buýt: Đi xe số 43 hoặc 88, xuống xe ở điểm 22/4B đường Lương Định Của – đổi diện cổng chùa. Giá vé đi xe buýt từ 5.000 – 7000 đồng/người/lượt. Thời gian phục vụ là từ 5h00 – 17h00 mỗi ngày.
- Phương tiện cá nhân: Bạn có thể đi từ khu vực chợ Bến Thành, đi dọc theo đường Lê Lai rồi rẽ phải sang khu vực Cống Quỳnh. Sau đó thì bạn rẽ trái và di chuyển dọc theo các tuyến đường như Hùng Vương, Hồng Bàng, Kinh Dương Vương. Cuối cùng là sẽ rẽ vào đường Đỗ Năng Tế, đi thêm khoảng 300m nữa là đến khu vực cổng chùa.
Chùa Huê Nghiêm sở hữu vị trí vô cùng đắc địa ở trung tâm Sài Gòn cho bên việc di chuyển cũng không mấy khó khăn đối với khách tham quan. Nguồn ảnh: VOV
3. Thời gian mở cửa Chùa Huê Nghiêm như thế nào?
Được biết, giờ mở cửa của Chùa Huê Nghiêm quận 2 là từ 6h30 đến 19h00 kể cả ngày lễ, tết.
Chùa Huê Nghiêm thường chỉ mở cửa chính điện vào ngày rằm, mùng 1 hay là các ngày lễ lớn cho nên thường vào thời điểm này sẽ có rất đông du khách đến tham quan, lễ phật.
Ngoài ra, những ngày thuyết giảng sẽ có rất nhiều Phật tử, tăng ni đến chùa để tu học. Mặc dù vậy thì do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19 nên lương khách đến chiêm bái chùa ít hơn nhiều và người đi lễ chùa cũng giữ khoảng cách khi hành lễ.
Chùa Huê Nghiêm thường chỉ mở cửa chính điện vào ngày rằm, mùng 1 hay là các ngày lễ lớn cho nên thường vào thời điểm này sẽ có rất đông du khách đến tham quan, lễ phật
4. Lịch sử hình thành của Chùa Huê Nghiêm
Được biết, đất chùa ngày nay là do Hòa thượng Thích Hồng Tín tạo mãi cho tổ đình Huê Nghiêm, Thủ Đức từ năm 1899. Trước đây, phần đất này được dùng để sản xuất lúa gạo cho tổ đình. Trước khi ngôi chùa được xây dựng thì phần đất chùa hiện tại được dùng để sản xuất lúa gạo cho tổ đình Huê Nghiêm. Sau năm 1975, để cho chúng tăng cũng như Phật tử có chỗ tu tập cho nên Thầy Thích Trí Quảng đã cho xây dựng tham am vào chùa Huệ Nghiêm 2. Cho đến tận năm 1998, ngôi cổ tự này mới chính thức được công nhận.
Ngày nay, Chùa Huê Nghiêm sở hữu kiến trúc vô cùng khang trang cho nên thu hút được rất nhiều du khách đến tham quan. Đáng chú ý, mỗi năm vào dịp Đại lễ Phật đản thì chùa Huê Nghiêm được Ban Đại diện Phật giáo quận 2 lựa chọn làm nơi để cho tất cả các tăng ni và Phật tử ở gần xa đến tập trung hành lễ. Đến năm 27/5/2007, chùa đã diễn ra sự kiện vô cùng đặc biệt, Thượng tọa Thích Giác Hoàng phát tâm hỷ cúng cho 3 viên xá lợi của đức Bổn Sư cùng với 2 vị thánh tăng Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên.
Được biết, đất Chùa Huê Nghiêm ngày nay là do Hòa thượng Thích Hồng Tín tạo mãi cho tổ đình Huê Nghiêm, Thủ Đức từ năm 1899
5. Kiến trúc của Chùa Huê Nghiêm
Dù đã ra đời từ lâu nhưng Chùa Huê Nghiêm vẫn giữ được những vẻ đẹp rất ấn tượng. Ở đây, khuôn viên của ngôi chùa thiết kế với nhiều công trình lớn lưu giữ kỷ niệm của lịch sử như Đài Quan Âm, khu Giới Đài, Tháp Phổ Đồng,… Khi đặt chân đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp trang nghiêm, cổ kính của Chùa Huê Nghiêm. Khi đến Chùa Huê Nghiêm bạn sẽ được tham quan những công trình có một không hai dưới đây.
Chùa được xây dựng theo phong cách kết hợp với chùa truyền thống với chùa Nhật Bản, có diện tích lên đến gần 20.000m2. Sở dĩ chùa có hình ảnh rất kiên cố, đẹp như hiện tại là bởi vì đã trải qua rất nhiều đợt trùng tu lẫn sửa chữa.
Khi mới đến, du khách có thể thấy hàng rào bao quanh chùa đều làm bằng đá và họa tiết chạm trổ vô cùng công phu. Cổng của Chùa Huê Nghiêm có màu sơn nhạt, có 2 chữ Vạn to ở 2 bên cánh cổng. Mái ngói đều được xây dựng màu đỏ, chỉ uốn cong nhẹ nhàng chứ không đắp rồng hay là chi tiết trang trí uốn lượn như thường thấy. Và chính giữa mái chùa là bảo tháp lớn màu vàng tươi đã khiến cho ngôi chùa thêm phần uy nghiêm và linh thiêng.
Đến khi bước qua cổng của Chùa Huê Nghiêm, ấn tượng đầu tiên chính là khuôn viên của chùa rất rộng, những hàng cây xanh mát và vườn hoa. Bên cạnh đó còn có hồ sen, ao cá cùng các tiểu cảnh mang đến vẻ đẹp rất nhẹ nhàng trang nghiêm. Đáng chú ý, sân trước của chùa có pho tượng Bồ Tát Quan Thế Âm lộ thiên ở trên tòa đài hoa sen cao 12m, trọng lượng lên đến 60 tấn. Bức tượng này được làm bằng đá hoa cương nguyên khối do Hòa thượng Thích Tịnh Từ viện chủ chùa Kim Sơn cúng dường vào năm 2003. Bên cạnh đó, chùa còn được cúng dường 3 viên Xá lợi của Đức Bổn sư và hai vị Thánh Tăng chính là Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất trong ngày 27/5/2000.
Bên cạnh các tượng Phật và Bồ Tát, Chùa Huê Nghiêm còn có nhiều bia đá khắc những lời răn đe của Đức Phật. Những khoảng sân, góc vườn, hồ sen đều được Hòa thượng trụ trì đặt tên theo từng vị Bồ Tát, Thánh Tăng có danh hiệu ở trong kinh Pháp Hoa. Chính sự kết hợp hài hòa giữa không gian thiên nhiên, kiến trúc Phật giáo Bắc Tông đặc trưng khiến cho không gian trở nên đẹp, yên bình. Và mỗi góc sân, khoảng vườn,… đều được trụ trì đặt tên theo tên của các vị Thánh Tăng và Bồ tát.
Dù đã ra đời từ lâu nhưng Chùa Huê Nghiêm vẫn giữ được những vẻ đẹp rất ấn tượng. Ảnh sưu tầm
Khi đứng trước Chùa Huê Nghiêm chính là bậc tam cấp vô cùng rộng lớn, lan can hai bên được màu trắng, đắp nổi chi tiết hoa sen cách điệu khiến cho không gian đậm chất Phật giáo. Khi bước vào bậc tam cấp sẽ bắt gặp lá cờ ngũ sắc, cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió, dẫn đến hai bậc thang đến chùa. Khu vực này trong thời gian dịch bệnh COVID-19 diễn ra được ngăn bằng hàng rào sắt họa tiết về hoa sen, lá sen đầy nghệ thuật đẹp mắt. Cho nên dù chỉ có thể đứng ở ngoài vái vọng vào nhưng có nhưng vẫn có nhiều du khách, người dân vẫn ghé đến đây.
Ở bên trong chánh điện cũng được sắp xếp với không gian vô cùng trang nghiêm, ngôi chánh điện của Chùa Huê Nghiêm tôn tri Đức Phật, phía sau là các tượng Phật nhỏ tượng trưng cho vạn Phật, xung quanh là các bức tượng Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Di Lặc được chạm khắc vô cùng tinh xảo.
Chùa Huê Nghiêm cũng là địa điểm văn hóa tâm linh được rất nhiều du khách quốc tế ghé thăm. Ở trong chánh điện thờ Phật Thích Ca Mâu Ni trong không gian vô cùng bình dị của màu nâu, sắc vàng của hoa cúc, hoa sen đắp nổi. Song song với đó hệ thống đèn cũng được đắp nổi trang trí bằng chi tiết hoa cúc vô cùng đẹp mắt.
Và đạo tràng pháp hoa của Chùa Huê Nghiêm cũng chính là nơi tổ chức các khóa tu 1 ngày vào chủ nhật hàng tuần. Thông thường thì 2 giờ chiều sẽ đọc Kinh, 3 giờ chiều bắt đầu thuyết pháp. Bên cạnh đó, vào các ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch hàng tháng từ 4h chiều cho đến 6h chiều. Hơn thế, Chùa Huê Nghiêm cũng đọc kinh mỗi ngày, du khách cũng hoàn toàn có thể tham gia cùng với các Phật tử. Khi đến đây tu cũng như cầu nguyện, thông thường mọi người đều cầu bình an, sức khỏe dành cho gia đình, người thân, bạn bè. Lịch quy y ở Chùa Huê Nghiêm cũng thường xuyên tổ chức vào Chủ Nhật.
6. Đạo Tràng Pháp Hoa tại Chùa Huê Nghiêm
Chùa Huê Nghiêm được xem là một ngôi đại tự bậc nhất ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Chùa chính là bổn bộ của đạo tràng Pháp Hoa. Có rất nhiều Tăng Ni cùng hàng ngàn Phật tử thường xuyên đến đây thọ trì, đọc tụng kinh Pháp Hoa cũng như tiếp nhận Pháp âm của Hòa thượng tôn sư.
Đáng chú ý, Chùa Huê Nghiêm là nơi sinh hoạt cho pháp hội lớn tập hợp tất cả những hành giả Pháp Hoa Đạo (Tràng Pháp Hoa – dành cho những Phật tử trẻ sinh hoạt đạo Phật) ở TP. Hồ Chí Minh mỗi tuần đồng thời cũng là Bổn bộ quy tụ tất cả hành giả Pháp Hoa từ Bắc chí Nam.
Khi đứng trước Chùa Huê Nghiêm chính là bậc tam cấp vô cùng rộng lớn, lan can hai bên được màu trắng, đắp nổi chi tiết hoa sen cách điệu khiến cho không gian đậm chất Phật giáo. Ảnh sưu tầm
7. Văn khấn khi đi Chùa Huê Nghiêm
Bạn có thể tham khảo mẫu văn khấn khi đến lễ Phật ở Chùa Huê Nghiêm dưới đây:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là ……………..
Ngụ tại ……………………………
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa ………… dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quán Âm Đại Sỹ, cùng Thánh hiền Tăng.
– Đệ tử lâu đời, lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc. Nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, thề tránh điều dữ, nguyện làm việc lành. Ngửa trông ơn Phật, Quán Âm Đại Sỹ, chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long Bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui, sống và làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Cẩn nguyện!
Chùa Huê Nghiêm là nơi sinh hoạt cho pháp hội lớn tập hợp tất cả những hành giả Pháp Hoa Đạo (Tràng Pháp Hoa – dành cho những Phật tử trẻ sinh hoạt đạo Phật) ở TP. Hồ Chí Minh mỗi tuần. Ảnh sưu tầm
8. Một số điểm du lịch gần Chùa Huê Nghiêm
Khi tham quan, chiêm bái Chùa Huê Nghiêm, bạn cũng có thể kết hợp du lịch một số điểm gần chùa như:
- Công viên đô thị Sala: Nằm cách chùa 4km là công viên rộng lớn với không gian vô cùng thoáng đãng và thoải mái. Công viên có địa chỉ ở số 10 đường Mai Chí Thọ, Quận 1. Được mệnh danh là “Garden by the Bay của Việt Nam” bởi vì có nhiều nét tương đồng với công viên tại Singapore. Và điểm nhấn với đài ngắm hoa khổng lồ đó là những chiếc đèn rực rỡ tạo nên hình ảnh công nghệ của tương lai. Điều này khiến cho người đến nơi này cảm nhận được nền văn minh của hậu thế.
- Cầu Thủ Thiêm: Nằm cách Chùa Huê Nghiêm 2,5km, cây cầu với không gian cực kỳ mát mẻ, phù hợp với những người nào thích ngắm cảnh lúc xế chiều. Với muôn vàn ánh đèn lấp lánh từ các tòa nhà, du thuyền ở trên dòng nước trôi êm đềm sẽ khiến cho bạn quên đi hết muộn phiền của cuộc sống.
- Landmark 81 và công viên Landmark: Nằm cách Chùa Huê Nghiêm 5km. Khi vào tham quan tòa nhà, bạn không hề phải mất tiền mua vé. Bên trong tòa nhà có từ các quán ăn phương Tây đến các nước như là Lào, Thái cùng với các món ăn truyền thống của Việt Nam. Du khách có thể sẽ trải nghiệm nhìn bao quát thành phố với skyview là tượng đài quan sát 360 độ. Không những thế, cây cầu bằng kính lơ lửng khiến cho bạn có cảm giác mạo hiểm mới lạ khi mới đến nơi này.
Chùa Huê Nghiêm
9. Những điều bạn cần lưu ý khi đến Chùa Huê Nghiêm
Để cho chuyến đi tham quan, chiêm bái ở Chùa Huê Nghiêm được thuận lợi thì bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Bạn không nên ăn mặc những trang phục quá lòe loẹt, thiếu vải gây phản cảm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm của chùa.
- Bạn không được tự ý chụp ảnh, quay phim chưa được sự cho phép của nhà chùa.
- Không được phép sợ hay cầm nắm, lấy bất kỳ đồ vật nào mà chưa nhận được sự cho phép của nhà chùa.
- Bạn không nên xả rác bừa bãi, nên giữ gìn vệ sinh chung tránh gây ô nhiễm, mất mỹ quan của Chùa Huê Nghiêm.
- Tuyệt đối không hái, giẫm đạp lên cây cối ở trong khuôn viên nhà chùa.
Bạn không nên ăn mặc những trang phục quá lòe loẹt, thiếu vải gây phản cảm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm của chùa. Ánh sưu tầm
Bạn không nên ăn mặc những trang phục quá lòe loẹt, thiếu vải gây phản cảm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm của chùa. Ánh sưu tầm
Trên đây là những thông tin về Chùa Huê Nghiêm mà chúng mình đã tổng hợp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn có thể hiểu hơn về ngôi chùa này. Đồng thời cũng biết được những điểm thu hút khách du lịch ở ngôi cổ tự. Hãy dành thời gian để đến tham quan, chiêm bái ngôi chùa độc đáo này nhé!
Đăng bởi: Tú Như Nguyễn