Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt nay là trường trung học phổ thông Võ Thị Sáu – 95, Đinh Tiên Hoàng, P3, Q. Bình Tạhnh, Tp. HCM. Đây được xem là một trong những trường trung học phổ thông có chất lượng giáo dục tốt hiện nay.

Lịch sử
Thời Việt Nam Cộng hòa
– Năm 1957: trường được thành lập, lúc ấy mang tên trường Trung học Trương Tấn Bửu tọa lạc trên đường Chi Lăng, gần Lăng Ông thuộc xã Bình Hòa tỉnh Gia Định, nơi thờ phượng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt, nằm trong khuôn viên của trường Tiểu học Nam tỉnh lỵ, nay là trường THCS Lê Văn Tám. Ban đầu trường có 3 lớp đệ thất gồm lớp nam và lớp nữ.
– Năm 1959: trường vẫn nằm tại vị trí trên nhưng tách nam sinh ra học tại trường Hồ Ngọc Cẩn nay là trường Nguyễn Đình Chiểu, còn nữ sinh có 6 lớp vẫn học tại trường.
– Năm 1960: tòa tỉnh trưởng Gia Định đã cấp cho môt khu đất để xây trường, trên một diện tích rộng lớn, vốn là đầm rau muống, trường được xây dựng mới, dời về số 95, đại lộ Lê Văn Duyệt, GIa Định, nay là đường Đinh Tiên Hoàng và đổi tên thành trường Nữ Trung học Lê Văn Duyệt, vừa có cấp II và cấp III, với đồng phục áo trắng.
– Năm 1963: vì trường chưa có lớp đệ nhất nên học sinh sau khi học lớp đệ nhị phải chuyển qua trường Trưng Vương để học đệ nhất.
– Vài năm sau 1963: thì trường đã có lớp đệ nhất và học sinh không còn phải từ giã trường của mình sớm một năm để qua trường Trưng Vương học lớp đệ nhất nữa.


* Những hiệu trưởng đầu tiên từ khi trường mới thành lập đến năm 1977:
– Hiệu trưởng đầu tiên là thầy Lê Ngọc Toản. Lớp nam sinh sau đó đã dược chuyển về Hồ Ngọc Cẩn.
– Năm 1959 – 1960: cô Bùi Thị Lắm đã trở thành vị Hiệu trưởng thứ nhì, đã đích thân khánh thành ngôi trường khi trường được dời qua vị trí mới
– Từ cuối tháng 11 năm 1963 đến đầu năm 1964: Giáo sư Phạm Thị Diệu Linh rồi sau đó cô được điều về trường Trưng Vương làm Giám Học.
– Vị Hiệu trưởng kế tiếp là cô Nguyễn Ngọc Hương
– Năm 1977: Trần Hoàng Mai đã trở thành vị Hiệu trưởng cuối cùng.
Sau năm 1975
– Năm 1975: trường được đổi tên thành trường cấp III Võ Thị Sáu.
– Năm học 1978 – 1979: trường giải thể cấp II, thu nhận cả nam sinh và nữ sinh, trở thành trường Trung học Phổ thông Võ Thị Sáu.
– Từ 1975 – 1999: trường có 16 phòng học, một số phòng chức năng, lúc nhiều học sinh nhất có 37 lớp cả 3 khối.
(Tổng hợp)