Tag Archives: chùa vĩnh nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm

1.Vị trí: tại số 339, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn
Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn

2. Đặc điểm:

Đây là ngôi chùa có kiến trúc cổ truyền nhưng được xây dựng bằng chất liệu hiện đại. Ngoài ra chùa còn được ghi nhận là nơi có tháp đá cao nhất và công phu nhất Việt Nam, ngọn tháp 7 tầng, cao 40 m, nổi bật từ xa. cao 14m được khánh thành vào năm 2003. Tháp được xây dựng với nghệ thuật trổ đá dày đặc, công phu với hoa văn, họa tiết điêu khắc phủ kín… tất cả đều theo phong cách văn hóa Lý – Trần.

Chùa Vĩnh Nghiêm chỉ thờ ba bức tượng: Phật Thích ca mâu ni và hai vị Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi, Đại Hạnh Phổ Hiền[1]. Bàn thờ được thiết lập ở bửu điện: chính giữa là Phật Thích Ca, bên trái có Văn Thù Bồ Tát và bên phải là Phổ Hiền Bồ Tát. Những bức tượng này tương đối cao lớn, đường bệ, tương hợp thống nhất trong không gian chùa cao rộng. Ở hàng hiên lối vào chính điện, mỗi bên có một pho tượng Kim Cương Hộ Pháp khá lớn.

Hằng năm, vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch, ngày đức Phật thành đạo, chùa Vĩnh Nghiêm đều tổ chức trọng thể lễ húy nhật Hòa Thượng Thích Thanh Hanh (1838-1936), cố Thiền gia pháp chủ Phật giáo Bắc Việt, được tôn xưng là tổ Vĩnh Nghiêm, có công rất lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo vào những năm đầu thế kỷ 20.

Tháp đá cao nhất và công phu nhất Việt Nam
Tháp đá cao nhất và công phu nhất Việt Nam

3. Lịch sử:

Năm 1964, hai hoà thượng Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm từ Bắc vào Nam truyền bá Phật giáo và đã cho xây chùa Vĩnh Nghiêm. Họ lấy nguyên mẫu thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên ở xã Đức La, tổng Trí Yên, phủ Tạng Giang, tỉnh Bắc Giang, kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ, vốn là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.

Người vẽ kiểu cho công trình là kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, người đầu tiên sử dụng vật liệu hiện đại nhưng giữ nguyên những giá trị kiến trúc chùa Việt Nam truyền thống, có sự cộng tác của các ông Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu. Kỹ sư Bùi Văn Tố thiết kế kỹ thuật và ban kiến thiết miền Vĩnh Nghiêm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhấtđiều hành thực hiện xây dựng công trình.

Chùa được khởi công năm 1964 tại khu sình lầy bên cạnh rạch sông Thị Nghè cũ. Trong quá trình thi công, phải đổ thêm 40.000 m³ đất lấp sình lầy. Công trình được hoàn thành về cơ bản vào năm 1971, gồm Phật điện, Bảo tháp và cơ sở văn hóa xã hội.

Tiền xây dựng được lấy từ đóng góp công đức của chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni và Phật tử, chủ yếu có nguyên quán Bắc Việt sống tại miền Nam.

Năm 1982, chùa xây thêm Bảo tháp Xá Lợi Cộng Đồng, hoàn thành năm 1984. Tháp cũng được xây theo một kiểu khá độc đáo. Có các cầu thang từ sân dẫn lên tháp. Đây là nơi để lọ đựng tro thi hài người chết mà thân nhân của họ giữ ở chùa.

Tháp Xá Lợi Cộng Đồng
Tháp Xá Lợi Cộng Đồng

Tháp Đá gồm 7 tầng cao 14 m của chùa được hoàn thành vào ngày 27 tháng 12 năm 2003, được coi là tháp đá cao nhất và công phu nhất Việt Nam.

Ngòai ra chùa còn có Tháp Quan Âm, được xây bên trái chùa, có 7 tầng mái, cao 35m, bên trong tháp, mỗi tầng đều có bàn thờ Bồ tát Quan Thế Âm.

Tháp Quan Âm
Tháp Quan Âm

Ở bên trái chùa, còn có một tòa nhà lớn: tầng trệt là Thanh trai đường, tầng giữa là Tăng khách đường và tầng trên cùng là Thiền đường.

tầng trệt là Thanh trai đường, tầng giữa là Tăng khách đường và tầng trên cùng là Thiền đường.
tầng trệt là Thanh trai đường, tầng giữa là Tăng khách đường và tầng trên cùng là Thiền đường.

4. Kiến trúc:

Chùa Vĩnh Nghiêm giữ nét kiến trúc xưa với hàng mái ngói đao thẳng cong hai tầng ngay cổng tam quan; mái chùa với những lối đi nối qua khoảng sân đến toà nhà chính và màu sắc theo đúng đặc điểm của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Những công trình chạm khắc gỗ ở đây có bao lam tứ linh, bao lam cửu long và đặc biệt là có các phù điêu trên các hương án chạm các ngôi chùa danh tiếng tại Việt Nam và một số nước châu Á. Toàn thể Phật điện gồm ba lớp: Bái Điện, Bản Điện và Địa Tạng Đường kiến trúc theo kiểu chữ công. Các góc mái chùa đều uốn cong theo kiểu chùa miền Bắc: mái trước chồng diêm. Chính giữa đỉnh nóc có Bánh xe pháp luân và các góc có hình đầu phượng.

Tính đột phá trong kiến trúc ở chùa Vĩnh Nghiêm là việc sử dụng vật liệu bê tông, cốt thép trong một kết cấu hoàn toàn mới so với việc xây dựng chùa trước đó. Kết cấu này mang lại vẻ bề thế vững chãi, mọi chi tiết đều tôn nên sự uy nghi, rộng lớn.

(Nguồn: Wikipedia)