Từ đường Nguyễn Huệ đến Hồ Tùng Mậu dài 170m, lộ giới 20m.
Vị trí: đường Hải Triều nằm trên địa bàn phường Bến Nghé quận I, khởi đầu từ đường Hồ Tùng Mậu đến đường Nguyễn Hụê, dài khoảng 100m. Đường lưu thông một chiều theo hướng từ Hồ Tùng Mậu đến Nguyễn Hụê.
Lịch sử: đường này thời Pháp thuộc là đường hẻm, lúc đầu chưa có tên, ngày 27-8-1926 người Pháp đặt tên là đường Phủ Kiệt. Ngày 4-4-1985, UBND thành phố đổi tên là đường Hải Triều cho đến nay.
Đường Phủ Kiệt vào thập niên 50. Tòa nhà mái ngói bên trái là Bitexco ngày nay. Ảnh: Carl MydansĐường Phủ Kiệt vào thập niên 50. Tòa nhà mái ngói bên phải là ngân hàng Pháp Hoa (SFFC). Ảnh: Carl MydansGóc Võ Di Nguy (Hồ Tùng Mậu) và Phủ Kiệt (Hải Triều) năm 1950. Tòa nhà mái ngói là Bitexco hiện nay. Ảnh: Carl MydansNgân hàng Pháp Hoa (SFFC) nằm giữa quảng trường Gabetta và Bvd De la Somme (góc đường Hải Triều và Hàm Nghi ngày nay)
Từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Nguyễn Du dài 387m, lộ giới 20m.
Vị trí: Đường này nằm trên địa bàn phường Đakao, Quận I, khởi đầu từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Nguyễn Du qua các ngã tư Lý Tự Trọng và ngã ba Nguyễn Trung Ngạn. Đường lưu thông 2 chiều.
Lịch sử: Đường là một trong các đường cổ nhất của Sài Gòn. Từ ngày 2-6-1871, gọi là đườn Phnom Pênh, đến ngày 24-2-1897, đổi là đường Lafont. Sau năm 1954 vào ngày 19-10-1955 chính quyền Ngô Đình Diệm đổi tên là đường Chu Mạnh Trinh. Từ ngày 30-4-1975 vẫn dung tên này cho dến nay.
Đường Chu Mạnh Trinh năm 1963, sau cuộc đảo chính. Photo by Pete KomadaĐường Chu Mạnh Trinh năm 1963, phía trước là ngã 3 giao với Nguyễn Du. Photo by Pete Komada
Từ đường Chương Dương đến Tôn Thất Thiệp, dài 426m, lộ giới 20m.
Vị trí: đường Hồ Tùng Mậu nằm trên địa bàn phường Bến Nghé quận I khởi đầu từ đường Chương Dương đến đường Tôn Thất Hiệp, qua ngã ba Nguyễn Công Trứ bên trái, ngã tư Hàm Nghi và các ngã ba Hải Triều, Ngô Đức Kế bên phải; ngã tư Huỳnh Thúc Kháng. Đường lưu thông một chiều theo hướng cầu Khánh Hội vào đường Tôn Thất Thiệp.
Lịch sử: đường này thuộc loại xưa nhất vùng Sài Gòn, thời Pháp thuộc lúc đầu mang tên đường Adran. Từ ngày 26-4-1955 chính quyền Sài Gòn đổi tên là Võ Di Nguy. Ngày 4-4-1985, UBND thành phố đổi là đường Hồ Tùng Mậu như hiện nay.
Rue d’Adran năm 1910Rue d’AdranRue d’Adran, phía sau Chợ cũQuân Nhật vào Sài Gòn từ đầu đường Rue d’Adran, từ phía Cầu Quay năm 1941Tiệm chạp phô góc Hàm Nghi và Võ Di Nguy năm 1965Đường Võ Di Nguy năm 1965, vẫn còn các kios bán đồ dùng học tập cho học sinhTừ năm 1956 đổi tên là Võ Di NguyTòa đại sứ Mỹ năm 1965, góc Hàm Nghi và Võ Di NguyGóc đường Võ Di Nguy và Hàm Nghi, nay là bánh mì Như Lan
Từ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến đường Nguyễn Thái Học dài khoảng 717m, lộ giới 20m.
Vị trí: đường Nguyễn Thái Bình ở quận I nằm trên địa bàn phường Nguyễn Thái Bình, bắt đầu từ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến đường Nguyễn Thái Học, qua các ngã tư Phó Đức Chính, Calmette, Đặng Thị Nhu, Ký Con, Yersin. Đường lưu thông 2 chiều.
Lịch sử: đường này thuộc loại xưa nhất vùng Sài Gòn, thời Pháp thuộc lúc đầu mang số 3. Từ ngày 1-3-1865, được đặt tên là đường d’Ayot. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Nguyễn Văn Sâm. Ngày 14-8-1975, chính phủ cách mạng lâm thời đổi là đường Nguyễn Thái Bình.
Từ đường Đinh Tiên Hoàng đến đường Nguyễn Hữu Cầu, dài khoảg 188m, lộ giới 8m.
Vị trí: đường Nguyễn Phi Khanh nằm trên địa bàn phường Tân Định quận I, bắt đầu từ đường Võ Thị Sáu đến đường Nguyễn Hữu Cầu, dài khoảng 300m qua ngã ba Lý Văn Phức bên trái. Đường này lưu thông một chiều theo hướng Võ Thị Sáu đến chợ Tân Định.
Lịch sử: đường này thuộc loại xưa nhất của vùng Sài Gòn, thời Pháp thuộc lúc đầu mang số 35. Từ ngày 30-6-1906, đặt tên đường Faucault ngày 19-10-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Nguyễn Phi Khanh cho đến nay.
Từ đường Cô Giang đến đường Trần Hưng Đạo, dài khoảng 386m, lộ giới 20m.
Vi trí: đường này nằm trên địa bàn phường Cô Giang quận I, bắt đầu từ đường Trần Hưng Đạo, đường lưu thông 2 chiều.
Lịch sử: đường này có trước năm 1945,thời Pháp thuộc, lúc đầu có tên là đường số 10. Từ ngày 23-1-1943, đặt tên là đường Ballande. Đến ngày 19-10-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Nguyễn Khắc Nhu. Sau ngày 30-4-1975, vẫn gọi tên này cho đến nay.
Từ đường Nguyễn Văn Giai đến đường Đinh Tiên Hoàng dài khoảng 154m, lộ giới 20m.
Vị trí: đường Nguyễn Huy Tự nằm trên địa bàn phường Đakao quận I, bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Giai nối đầu đường Mai Thị Lựu đến đường Đinh Tiên Hoàng. Đường này lưu thông 2 chiều.
Lịch sử: đường này thuộc loại xưa nhất của vùng Sài Gòn, thời Pháp thuộc lúc đầu mang số 32. Từ ngày 30-1-1906, đặt tên đường Gallimard (còn có tên là đường Noel). Từ ngày 19-10-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Nguyễn Huy Tự cho đến nay.
Vị trí: đường Nguyễn Hữu Cầu nằm trên địa bàn phường Tân Định quận I, bắt đầu từ đường Trần Quang Khải đến đường Hai Bà Trưng, bên hông chợ Tân Định, qua các ngã ba Thạch Thị Thanh bên trái, Mã Lộ bên phải. Đường này lưu thông hai chiều.
Lịch sử: đường này có từ khi người Pháp cho xây dựng chợ Tân Định, lúc đầu mang số 41. Từ ngày 30-1-1906, mới đặt tên đường Vassoigne. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Trần Văn Thạch. Ngày 14-8-1975, Chính phủ cách mạng lâm thời đổi là đường Nguyễn Hữu Cầu.
Từ đường Tôn Đức Thắng đén cầu Sài Gòn dài khoảng 3000m, lộ giới 40m.
Vị trí: đường Nguyễn Hữu Cảnh là một đường mới mở nối dài đường Lê Thánh Tôn chạt bên hông xưởng Ba Son vượt rạch Thị Nghè thẳng tới chân cầu Sài Gòn, đường lưu thông 2 chiều. Đường nằm trên địa bàn phường Bến Nghé quận I và phường 22 quận Bình Thạnh.
Lịch sử: đường mới mở và khánh thành theo quyết định số 6625/QĐ-UB-VX ngày 10-12-1998 của UBND, TP.HCM nhân kỉ niệm 300 năm Sài Gòn – TPHCM.
Từ đường Tôn Đức Thắng đến đường Lê Thánh Tôn, dài khoảng 821m, lộ giới gần 64m.
Vị trí: đường Nguyễn Huệ nằm trên địa bàn phường Bến Nghé quận I, bắt đầu từ đường Tôn Đức Thắng đến đường Lê Thánh Tôn, chính diện trụ sở UBND thành phố, qua ngã ba Hải Triều bên trái ngã tư Ngô Đức Kế, các ngã ba Huỳnh Thúc Kháng, Tôn Thất Hiệp bên trái Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Thiếp bên phải, ngã tư Lê Lợi. Đường này là một đại lộ, có ba luồng xe bắt buộc. Đường giữa rộng dành cho lưu thông các loại xe hơi và xe gắn máy, nhưng chỉ đến đường Lê Lợi, đoạn cuối là công viên có tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai bên là hai lối đi dành cho xe đạp và xích lô, theo một chiều, bên phải từ đường Tôn Đức Thắng vào, bên trái theo chiều ngược lại.
Lịch sử: đường này thuộc loại xưa nhất, lớn nhất vùng Sài Gòn, có từ ngày người Pháp mới bắt đầu xây dựng thành phố, mang tên đường Charner (nhiều người vẫn gọi là đường kinh lấp, vì đây có con kinh bị lấp lại). Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Nguyễn Huệ cho đến nay.