Vị trí: Đường nằm trên địa bàn các phường 1, 3, 4, 7, 8 quận 6, từ đường Bình Tây đến bến Lò Gốm, dài khoảng 2175 mét, lộ giới 20 – 35 mét, qua các ngã tư Cao Văn Lầu, Mai Xuân Thưởng, Phạm Phú Thứ, Bình Tiên, Bà Lài.
Lịch sử: Thời Pháp thuộc đường này mang tên Thơ Ký. Ngày 19-10-1955 đổi là đường Phạm Văn Chí cho đến nay.
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn phường 3 quận 6, từ bến Trần Văn Kiểu đến đường Bình Tiên, dài khoảng 764 mét, lộ giới 20 mét, qua hai ngã tư Gia Phú, Văn Thân.
Lịch sử: Thời Pháp thuộc đường này mang tên Poste De Police. Ngày 23-1-1943 đổi tên là Coffyn. Ngày 19-10-1955 đổi là đường Phạm Phú Thứ cho đến nay.
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn các phường 2, 6 quận 6, từ đường Phạm Văn Chí đến đường Hồng Bàng, dài khoảng 556 mét, lộ giới 16 mét, qua các ngã tư Bãi Sậy, Phan Văn Khỏe, Tháp Mười, Lê Quang Sung.
Lịch sử: Thời Pháp thuộc đường này mang tên Danel. Từ 1955 đổi là đường Phạm Đình Hổ cho đến nay.
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn các phường 11, 12 quận 6, từ kinh Ruột Ngựa đến vòng xoay Phú Lâm, dài khoảng 2000 mét, lộ giới 25 mét, qua ngã tư Hậu Giang, các ngã ba Chợ Lớn, Lý Chiêu Hoàng.
Lịch sử: Đường này trước kia là đường làng đi từ Phú Lâm đến Phú Định. Ngày 10-1-1972 đặt tên là đường Thiệu Trị. Ngày 4-4-1985 đổi là đường Nguyễn Văn Luông.
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn quận 5, phường 2 quận 6, từ đường Trang Tử đến đường 3-2, dài khoảng 1012 mét, lộ giới 25 mét, qua ngã ba Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Trãi, ngã tư Hồng Bàng, Nguyễn Chí Thanh, Trần Quý.
Lịch sử: Thời Pháp thuộc đường này nằm trên bờ kinh Bao Ngạn nên mang tên Quai de Ceinture, bao quanh từ bến Lê Quang Sung đến ngã tư Bảy Hiền. Từ năm 1955 đổi tên là đường Dương Công Trừng. Sau đó kinh Bao Ngạn bị lấp bằng, dân chúng tự động chiếm đất chiếm đường làm nhà, cắt đường Dương Công Trừng thanh hai đoạn tách biệt nhau. Ngày 4-4-1985 đổi cả hai đoạn là đường Nguyễn Thị Nhỏ.
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn các phường 1, 2 quận 6, từ bến Trần Văn Kiểu đến đường Lê Quang Sung, dài khoảng 452 mét, lộ giới 40 mét, qua các ngã tư Gia Phú, Bãi Sậy, Phan Văn Khỏe, Tháp Mười.
Lịch sử: Thời Pháp thuộc đường này mang tên Palikao. Ngày 4-5-1954 đổi là đường Võ Di Nguy. Ngày 6-10-1955 đổi là đường Ngô Nhân Tịnh cho đến nay.