– Năm 1956: trường được thành lập mang tên vị Giám mục tiên khởi của Công Giáo Việt Nam có sự trợ giúp đặc biệt của cơ quan Caritas Germanica Đức Quốc, cơ quan NCWC, Công Giáo Hoa Kỳ. Trường toạ lạc tại số 73-75 đường Bùi Thị Xuân, quận 1 Sài Gòn. Trường có nhiều cấp lớp từ đệ thất đến đệ nhất đủ các môn A, B, A đặt dưới quyền đìều khiển của 8 vị linh mục cùng với sự giáo dục của 160 vị giáo sư, 30 nhân viên văn phòng ( ghi nhận vào năm 1963). Là một trường trung học tư thục nhưng trường được đánh gíá cao trong việc giáo dục, uy tín nhất thủ đô.
– Từ năm 1971: trường chỉ dành riêng cho học sinh nữ
– Từ năm 1975: trường trở thành trường trung học phổ thông công lập và trường được đổi tên thành trường THPT Bùi Thị Xuân, dành cho cả học sinh nam và nữ.
Mặt trước của trường Nguyễn Bá TòngNgôi nhà 3 tầng đầu tiên được xây cất vào năm 1955, dài 80m, rộng 10m, gồm 25 phòng học, 2 phòng Giáo sư, 1 thư viện và một số phòng nhỏ sử dụng cho Ban giám thịHai tầng lầu trên cùng Học khu Kỹ thuật này sử dụng cho 3 phòng Gia chánh, 3 phòng Cắt may, 1 phòng kế toán (máy chữ), 1 phòng Giáo sư và 7 phòng học. Tầng dưới cùng gồm 3 lớp học, 1 văn phòng, 1 thư quán và 1 phòng liên lạc.Ngôi nhà 4 tầng phía tay trái xây cất năm 1966, dài 50m, rộng 10m, gồm 25 phòng học Ngôi nhà 4 tầng phía tay mặt xây cất vào năm 1968, dài 50m, rộng 10m, gồm 17 phòng học, một phòng thí nghiệm và một nguyện đườngNgôi nhà cây 2 tầng xây cất năm 1956, dài 50m, rộng 12m, gồm 9 phòng học và 1 phòng Giám thị.Một phòng Gia chánh thuộc học khu Kỹ thuật Nguyễn Bá TòngMột phòng Kế toán (Máy chữ) Nguyễn Bá TòngPhòng thí nghiệm Nguyễn Bá Tòng trị giá hơn 6 triệu đồng do cơ quan bác ái Đức Quốc viện trợXếp hàng, trật tự và kỷ luậtCộng tác với Ủy ban Giáo dục Địa phận Sài Gòn tổ chức lớp tu nghiệp Y học cho quý vị Giám thị của hơn 30 trường Trung, Tiểu học Giáo khu Sài Gòn từ 19-4-1972 đến 1-6-1972
TRƯỜNG TRUNG HỌC MARIE CURIE – 159 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh
Trường Trung Học Marie Curie là một trong những trường trung học lâu đời nhất của Sài Gòn và là trường duy nhất không thay đổi tên ban đầu. Trường được đặt tên theo nhà khoa học người Pháp đoạt giải Nobel tên Marie Curie.
Trường Marie Curie trước năm 1975Cổng trường Marie Curie ngày nay
Tượng nhà khoa học người Pháp bà Marie Curie trong khuôn viên trường
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:
Thời Pháp:
– Năm 1915: một giáo sư người Pháp tìm mặt bằng và khởi công xây dựng trường.
– Năm 1918: Hòan tất việc xây trường. Thành lập trường Cao đẳng Tiểu học nữ sinh người Pháp (EPS des J.F FranCaises). Trường được dành cho các nữ sinh ngừơi Pháp và một số ítc các nữ sinh người Việt trong các gia đình giàu có và có thế lực. Trong khuôn viên của trường có cả một khu nội trú dành cho học sinh ở tỉnh lên học. Tất cả các môn học đều được giảng dạy bằng tiếng Pháp. Trường có một ban giám hiệu Pháp quản lý.
– Năm 1939: Trường có 855 học sinh ( một số lớp sĩ số hơn 48 học sinh ).
– 1941 – 1946: đây là thời gian khó khăn chung của ngàng giáo dục do ảnh hưởng chiến tranh. Học sinh phải học trong điều kiện thiếu thốn mọi mặt.
– Năm 1941: Người Nhật tham chiến ở Đông Dương, các dãy phòng học trở thành bệnh viện dành cho người Nhật.
Trường EPS di dời sang trường mẫu giáo đường Duy Tân ( trường Đại Học Kinh Tế sau này).
– Năm 1942: Trường lấy tên là trường Trung học Cơ sở Calmette (Collège Calmette).
– Ngày 9 tháng 3 năm 1945: Nhật đảo chính Pháp. Trường bị đóng cửa. Trường trở thành trại tập trung lính hải quân người Pháp.
– Năm 1946: Trường đổi tên một lần nữa là Trung tâm Trung học Lucien Mossard (Centre Secondaire Lucien Mossard) với 300 học sinh với 8 lớp từ lớp 6 đến lớp 9.
– Năm 1947 : Trường khai giảng trở lại và hoạt động như một trường tiểu học dưới tên Petit Lycée Calmette.
– Năm 1948: với quyết định ngày 12/12/1947, trường Trung học nữ sinh Pháp được thành lập dưới tên trường Trung học Marie Curie (Lycée Marie Curie). Trường có 2.500 học sinh, 80 giáo sư và 5 giáo viên tiểu học. Thành lập thêm 2 cơ sở phụ : Lamartine và Colette.
Thời VNCH:
–Năm 1970: Trường Marie Curie phải tiếp nhận các học sinh của trường trung học nam sinh Lê Quý Đôn (tên cũ: trường Jean Jacques Rousseau) do chính quyền Sài Gòn thời bấy giờ lấy lại trường Lê Quý Đôn. Từ đó trường có nhận nam học sinh.
– Saungày 30 tháng 4 năm 1975:Trường Marie Curie được giao lại cho Sở Giáo dục TP.Hồ Chí Minh và chính thức trở thành trường công lập.
– Năm 1997: Trường Marie Curie trở thành trường trung học bán công với tên Trường THPT Bán Công Marie Curie.
Sau năm 1975:
– Năm 2006: Trường chuyển trở lại thành trường công lập với tên Trường THPT Marie Curie. Đồng thời, đồng phục hiện nay là nữ sinh của trường sẽ là váy dài xanh, áo trắng vào các ngày thường, còn thứ 2 đầu tuần và các ngày lễ mặc áo dài, nam mặc quần xanh, áo trắng.
Hiện giờ, cùng với trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và THPT Nguyễn Thị Minh Khai, trường Marie Curie là một trong 3 trường THPT có dạy Pháp văn .
DANH SÁCH CÁC HIỆU TRƯỞNG TỪ NĂM 1948 – 1975:
1948-1950:Bà Brissaud
1950-1954:Bà Fortunel
1954-1965:Ông Castagnon
1965-1974:Ông Gages
1974-1975:Ông Thevenin
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC MARIE CURIE TRƯỚC 1975:
Một góc sân trườngMột góc sân trườngGiờ sinh hoạt dưới sân trườngGiờ sinh hoạt dưới sân trường
Giáo sư của trường thời Pháp
Nữ học sinh của trường thời Pháp lúc tan trường vềNam và nữ học sinh của trường niên khoá 1974 – 1975
Vị trí : Đường nằm trên địa bàn quận 1, các phường 8, 6, 5, 2 quận 3, từ cầu Thị Nghè đến công trường Cộng Hòa, dài khoảng 3964 mét, qua các ngã tư Hai Bà Trưng, Phạm Ngọc Thạch, Pasteur, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, các ngã ba Lê Quý Đôn, Huyền Trân Công Chúa, Trương Định, Bà Huyện Thanh Quan, ngã tư CMT8, các ngã ba Tôn Thất Tùng, Nguyễn Thượng Hiền, Lương Hữu Khánh, Cống Quỳnh, Cao Thắng, Nguyễn Thiện Thuật,
Lịch sử : Thời nhà Nguyễn đường này mang tên là đường Thiên Lý phía Nam, người Pháp đổi tên là Stratégique. Sau khi có bản đồ qui hoạch ghi số 25. Ngày 1 tháng 2 năm 1865 đặt tên là Chasseloup Laubat. Ngày 22 tháng 3 năm 1955 đổi là đường Hồng Thập Tự (vì trên đường có trụ sở Hội Hồng Thập Tự). Ngày 14 tháng 8 năm 1975 nhập với đường Hùng Vương ở Thị Nghè và Quốc lộ 13 ở Hàng Xanh làm một và đặt là Xô Viết Nghệ Tĩnh. Nhân dịp Quốc khánh 1991 UBND Thành phố cắt đoạn hiện nay thành đường riêng và đặt tên là đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn quận 5, các phường 1, 3, 7 quận 6, từ đường Hải Thượng Lãn Ông, giáp bến Hàm Tử, đến bến Lò Gốm dài khoảng 3737 mét, lộ giới 40 mét, qua các ngã ba Ngô Nhân Tịnh, Chu Văn An, Bình Tây, Cao Văn Lầu, Mai Xuân Thưởng, Phạm Phú Thứ, Bình Tiên, Bà Lài.
Lịch sử: Thời Pháp thuộc bến này mang tên Quai De Mỹ Tho. Ngày 28-11-1952 đổi là bến Lê Quang Liêm. Ngày 4-4-1985 đổi là bến Trần Văn Kiểu.
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn các phường 2, 5, 6 quận 6, từ đường Gò Công đến đường Hậu Giang, dài khoảng 429 mét, lộ giới 30 – 40 mét, qua các ngã tư Ngô Nhân Tịnh, Chu Văn An, các ngã ba Phạm Đình Hổ, Cao Văn Lầu.
Lịch sử: Đường này mang tên Tháp Mười từ thời Pháp thuộc đến nay.
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn phường 14 quận 6 và chung với huyện Bình Chánh, từ vòng xoay Phú Lâm đến Quốc lộ 1A (xa lộ Đại Hàn), dài khoảng 1900 mét, lộ giới 30 mét, qua ngã tư Đặng Nguyên Cẩn, ngã ba An Dương Vương.
Lịch sử: Đường này là đường làng trong thôn Tân Hòa Đông thời trước, sau nhập vào Thành phố, dân chúng quen gọi đường Tân Hòa Đông lâu ngày thành tên chính thức.