– Năm 1956: trường được thành lập mang tên vị Giám mục tiên khởi của Công Giáo Việt Nam có sự trợ giúp đặc biệt của cơ quan Caritas Germanica Đức Quốc, cơ quan NCWC, Công Giáo Hoa Kỳ. Trường toạ lạc tại số 73-75 đường Bùi Thị Xuân, quận 1 Sài Gòn. Trường có nhiều cấp lớp từ đệ thất đến đệ nhất đủ các môn A, B, A đặt dưới quyền đìều khiển của 8 vị linh mục cùng với sự giáo dục của 160 vị giáo sư, 30 nhân viên văn phòng ( ghi nhận vào năm 1963). Là một trường trung học tư thục nhưng trường được đánh gíá cao trong việc giáo dục, uy tín nhất thủ đô.
– Từ năm 1971: trường chỉ dành riêng cho học sinh nữ
– Từ năm 1975: trường trở thành trường trung học phổ thông công lập và trường được đổi tên thành trường THPT Bùi Thị Xuân, dành cho cả học sinh nam và nữ.
Mặt trước của trường Nguyễn Bá TòngNgôi nhà 3 tầng đầu tiên được xây cất vào năm 1955, dài 80m, rộng 10m, gồm 25 phòng học, 2 phòng Giáo sư, 1 thư viện và một số phòng nhỏ sử dụng cho Ban giám thịHai tầng lầu trên cùng Học khu Kỹ thuật này sử dụng cho 3 phòng Gia chánh, 3 phòng Cắt may, 1 phòng kế toán (máy chữ), 1 phòng Giáo sư và 7 phòng học. Tầng dưới cùng gồm 3 lớp học, 1 văn phòng, 1 thư quán và 1 phòng liên lạc.Ngôi nhà 4 tầng phía tay trái xây cất năm 1966, dài 50m, rộng 10m, gồm 25 phòng học Ngôi nhà 4 tầng phía tay mặt xây cất vào năm 1968, dài 50m, rộng 10m, gồm 17 phòng học, một phòng thí nghiệm và một nguyện đườngNgôi nhà cây 2 tầng xây cất năm 1956, dài 50m, rộng 12m, gồm 9 phòng học và 1 phòng Giám thị.Một phòng Gia chánh thuộc học khu Kỹ thuật Nguyễn Bá TòngMột phòng Kế toán (Máy chữ) Nguyễn Bá TòngPhòng thí nghiệm Nguyễn Bá Tòng trị giá hơn 6 triệu đồng do cơ quan bác ái Đức Quốc viện trợXếp hàng, trật tự và kỷ luậtCộng tác với Ủy ban Giáo dục Địa phận Sài Gòn tổ chức lớp tu nghiệp Y học cho quý vị Giám thị của hơn 30 trường Trung, Tiểu học Giáo khu Sài Gòn từ 19-4-1972 đến 1-6-1972
TRƯỜNG TRUNG HỌC MARIE CURIE – 159 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh
Trường Trung Học Marie Curie là một trong những trường trung học lâu đời nhất của Sài Gòn và là trường duy nhất không thay đổi tên ban đầu. Trường được đặt tên theo nhà khoa học người Pháp đoạt giải Nobel tên Marie Curie.
Trường Marie Curie trước năm 1975Cổng trường Marie Curie ngày nay
Tượng nhà khoa học người Pháp bà Marie Curie trong khuôn viên trường
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:
Thời Pháp:
– Năm 1915: một giáo sư người Pháp tìm mặt bằng và khởi công xây dựng trường.
– Năm 1918: Hòan tất việc xây trường. Thành lập trường Cao đẳng Tiểu học nữ sinh người Pháp (EPS des J.F FranCaises). Trường được dành cho các nữ sinh ngừơi Pháp và một số ítc các nữ sinh người Việt trong các gia đình giàu có và có thế lực. Trong khuôn viên của trường có cả một khu nội trú dành cho học sinh ở tỉnh lên học. Tất cả các môn học đều được giảng dạy bằng tiếng Pháp. Trường có một ban giám hiệu Pháp quản lý.
– Năm 1939: Trường có 855 học sinh ( một số lớp sĩ số hơn 48 học sinh ).
– 1941 – 1946: đây là thời gian khó khăn chung của ngàng giáo dục do ảnh hưởng chiến tranh. Học sinh phải học trong điều kiện thiếu thốn mọi mặt.
– Năm 1941: Người Nhật tham chiến ở Đông Dương, các dãy phòng học trở thành bệnh viện dành cho người Nhật.
Trường EPS di dời sang trường mẫu giáo đường Duy Tân ( trường Đại Học Kinh Tế sau này).
– Năm 1942: Trường lấy tên là trường Trung học Cơ sở Calmette (Collège Calmette).
– Ngày 9 tháng 3 năm 1945: Nhật đảo chính Pháp. Trường bị đóng cửa. Trường trở thành trại tập trung lính hải quân người Pháp.
– Năm 1946: Trường đổi tên một lần nữa là Trung tâm Trung học Lucien Mossard (Centre Secondaire Lucien Mossard) với 300 học sinh với 8 lớp từ lớp 6 đến lớp 9.
– Năm 1947 : Trường khai giảng trở lại và hoạt động như một trường tiểu học dưới tên Petit Lycée Calmette.
– Năm 1948: với quyết định ngày 12/12/1947, trường Trung học nữ sinh Pháp được thành lập dưới tên trường Trung học Marie Curie (Lycée Marie Curie). Trường có 2.500 học sinh, 80 giáo sư và 5 giáo viên tiểu học. Thành lập thêm 2 cơ sở phụ : Lamartine và Colette.
Thời VNCH:
–Năm 1970: Trường Marie Curie phải tiếp nhận các học sinh của trường trung học nam sinh Lê Quý Đôn (tên cũ: trường Jean Jacques Rousseau) do chính quyền Sài Gòn thời bấy giờ lấy lại trường Lê Quý Đôn. Từ đó trường có nhận nam học sinh.
– Saungày 30 tháng 4 năm 1975:Trường Marie Curie được giao lại cho Sở Giáo dục TP.Hồ Chí Minh và chính thức trở thành trường công lập.
– Năm 1997: Trường Marie Curie trở thành trường trung học bán công với tên Trường THPT Bán Công Marie Curie.
Sau năm 1975:
– Năm 2006: Trường chuyển trở lại thành trường công lập với tên Trường THPT Marie Curie. Đồng thời, đồng phục hiện nay là nữ sinh của trường sẽ là váy dài xanh, áo trắng vào các ngày thường, còn thứ 2 đầu tuần và các ngày lễ mặc áo dài, nam mặc quần xanh, áo trắng.
Hiện giờ, cùng với trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và THPT Nguyễn Thị Minh Khai, trường Marie Curie là một trong 3 trường THPT có dạy Pháp văn .
DANH SÁCH CÁC HIỆU TRƯỞNG TỪ NĂM 1948 – 1975:
1948-1950:Bà Brissaud
1950-1954:Bà Fortunel
1954-1965:Ông Castagnon
1965-1974:Ông Gages
1974-1975:Ông Thevenin
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC MARIE CURIE TRƯỚC 1975:
Một góc sân trườngMột góc sân trườngGiờ sinh hoạt dưới sân trườngGiờ sinh hoạt dưới sân trường
Giáo sư của trường thời Pháp
Nữ học sinh của trường thời Pháp lúc tan trường vềNam và nữ học sinh của trường niên khoá 1974 – 1975
Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt nay là trường trung học phổ thông Võ Thị Sáu – 95, Đinh Tiên Hoàng, P3, Q. Bình Tạhnh, Tp. HCM. Đây được xem là một trong những trường trung học phổ thông có chất lượng giáo dục tốt hiện nay.
Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt ở số 95 – Đại lộ Lê Văn Duyệt, Gia Định, nay là số 95 – Đinh Tiên Hoàng, Q. Bình Thạnh.
Lịch sử
Thời Việt Nam Cộng hòa
– Năm 1957: trường được thành lập, lúc ấy mang tên trường Trung học Trương Tấn Bửu tọa lạc trên đường Chi Lăng, gần Lăng Ông thuộc xã Bình Hòa tỉnh Gia Định, nơi thờ phượng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt, nằm trong khuôn viên của trường Tiểu học Nam tỉnh lỵ, nay là trường THCS Lê Văn Tám. Ban đầu trường có 3 lớp đệ thất gồm lớp nam và lớp nữ.
– Năm 1959: trường vẫn nằm tại vị trí trên nhưng tách nam sinh ra học tại trường Hồ Ngọc Cẩn nay là trường Nguyễn Đình Chiểu, còn nữ sinh có 6 lớp vẫn học tại trường.
– Năm 1960: tòa tỉnh trưởng Gia Định đã cấp cho môt khu đất để xây trường, trên một diện tích rộng lớn, vốn là đầm rau muống, trường được xây dựng mới, dời về số 95, đại lộ Lê Văn Duyệt, GIa Định, nay là đường Đinh Tiên Hoàng và đổi tên thành trường Nữ Trung học Lê Văn Duyệt, vừa có cấp II và cấp III, với đồng phục áo trắng.
– Năm 1963: vì trường chưa có lớp đệ nhất nên học sinh sau khi học lớp đệ nhị phải chuyển qua trường Trưng Vương để học đệ nhất.
– Vài năm sau 1963: thì trường đã có lớp đệ nhất và học sinh không còn phải từ giã trường của mình sớm một năm để qua trường Trưng Vương học lớp đệ nhất nữa.
Nữ sinh Lê Văn Duyệt năm 1970Liên hoan lớp khoá 68, trường Lê Văn Duyệt
* Những hiệu trưởng đầu tiên từ khi trường mới thành lập đến năm 1977:
– Hiệu trưởng đầu tiên là thầy Lê Ngọc Toản. Lớp nam sinh sau đó đã dược chuyển về Hồ Ngọc Cẩn.
– Năm 1959 – 1960: cô Bùi Thị Lắm đã trở thành vị Hiệu trưởng thứ nhì, đã đích thân khánh thành ngôi trường khi trường được dời qua vị trí mới
– Từ cuối tháng 11 năm 1963 đến đầu năm 1964: Giáo sư Phạm Thị Diệu Linh rồi sau đó cô được điều về trường Trưng Vương làm Giám Học.
– Vị Hiệu trưởng kế tiếp là cô Nguyễn Ngọc Hương
– Năm 1977: Trần Hoàng Mai đã trở thành vị Hiệu trưởng cuối cùng.
Sau năm 1975
– Năm 1975: trường được đổi tên thành trường cấp III Võ Thị Sáu.
– Năm học 1978 – 1979: trường giải thể cấp II, thu nhận cả nam sinh và nữ sinh, trở thành trường Trung học Phổ thông Võ Thị Sáu.
– Từ 1975 – 1999: trường có 16 phòng học, một số phòng chức năng, lúc nhiều học sinh nhất có 37 lớp cả 3 khối.
Ai cũng biết cụ Võ Trường Toản là một cao sĩ miền Nam, là một ẩn nho không màng danh lợi, an bần lạc đạo và vui cùng việc dạy dỗ học trò trong số đó có Ngô Tùng Châu, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh … nhưng lai lịch của trường Võ Trường Toản thì ít ai biết đến.
Khách nhàn du từ Văn Miếu trong Thảo Cầm Viên nhìn ra đường Nguyễn Bỉnh Khiêm hẳn thấy một dãy nhà ba tầng cao ngạo nghễ vươn lên khỏi đám cây xanh: đó là trường Trung học Võ Trường Toản.
Cách đây mười sáu năm, trường ra đời trong một trường hợp khá đặc biệt.
Địa điểm của trường Võ Trường Toản ngày nay, trước kia là của trường Sư phạm Việt Nam 1955, theo một quyết định của Bộ Quốc Gia Giáo Dục, trường Sư phạm Nam Việt sẽ được bãi bỏ lần lần và cũng nhờ thế, trường Võ Trường Toản có điều kiện thuận tiện để thành lập, thế chỗ lần cho những lớp của trường Sư phạm Nam Việt mỗi năm mỗi bớt đi.
Trong niên khóa 1955-1956, trường Võ Trường Toản có ba lớp đệ thất. Học sinh không do nhà trường trực tiếp tuyển nhận mà là những thí sinh đậu kế tiếp trong kỳ thi tuyển vào Đệ thất trường Pétrus Ký khóa tháng 7 năm 1955.
Trường Võ Trường Toản được chính thức hóa do Nghị định số 62 NĐ/GD ngày 7-2-1956 của Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Tuy thế nhưng trong niên học 1955-1956 trường Võ Trường Toản vẫn còn phụ thuộc vào trường Sư phạm Nam Việt. Kể từ sau ngày 13-9-1956, trường Sư phạm Nam Việt được dời về trường Quốc gia Sư Phạm thì trường Võ Trường Toản mới hoạt động riêng biệt dưới sự điều khiển của một vị Hiệu trưởng và tuy là một trường Trung học, trường vẫn phải phụ trách thêm một Ban tiểu học gồm 5 lớp với 199 học sinh.
Trong mấy năm đầu, nhà trường đã gặp nhiều khó khăn: trường sở tương đối rộng rãi nhưng lại thiếu bàn ghế, thiếu dụng cụ, vật liệu, thiếu nhân viên văn phòng, giám thị (kể cả hiệu trưởng chỉ có 4 người trong niên khóa 1956-1957)
Nhưng sau đó trường đã phát triển rất nhanh về số lượng nhân viên và học sinh. Kể từ tháng 9 năm 1960, nhà trường được Bộ Quốc Gia Giáo Dục mở 2 lớp Đệ nhất và năm 1961 được công nhận là một trường Trung học Đệ nhị cấp tại thủ đô. Hiện nay trường sở đã được mở rộng đến mức tối đa, gồm có 20 phòng học, một phòng thí nghiệm (thiết lập năm 1959) với nhiều dụng cụ tối tân để làm nơi học tập khoa học cho học sinh. Năm 1970, với sự giúp đỡ của Hội Phụ huynh học sinh, một thư viện đã được thành hình để giúp học sinh mở rộng thêm kiến thức. Cũng trong năm 1970 này, một câu lạc bộ, một quầy hàng Sinh tiếp vụ và một phòng hớt tóc giá hạ được thiết lập ngay trong trường nhằm giúp học sinh có nơi ăn uống, hớt tóc và mua sắm mọi vật dụng cần thiết với giá rẻ. Năm 1971, trường đã xây thêm phòng Sinh hoạt học đường để giúp các em học sinh có nơi hội họp, sinh hoạt văn nghệ, báo chí …
Số lớp học, số giáo sư và nhân viên cũng như học sinh tăng rất nhanh. Để có 1 ý niệm rõ rệt về sự phát triển vượt bậc của trường Võ Trường Toản, ta thử so sánh số lớp, số giáo sư và học sinh trong vòng 15 năm nay.
Trường Trung Học Phổ Thông Lê Quý Đôn là một trường trung học công lập xưa nhất Sài Gòn, được thành lập năm 1874, với tên gọi ban đầu Collège Chasseloup-Laubat.
Trường Collège Chasseloup-Laubat năm 1905. Ảnh: Internet
Buổi đầu thành lập
Sau khi chiếm được toàn cõi Nam Kỳ, ngày 14 tháng 1 năm 1874, Thống đốc Nam Kỳ, Chuẩn Đô đốc (Contre-amiral) Pháp Jules François Emile Krantz (1821-1914) đã ký nghị định thành lập một ngôi trường trung học tại Sài Gòn nhằm phục vụ nhu cầu đào tạo con em những thực dân người Pháp tại Sài Gòn. Chương trình giảng dạy theo chính quốc, dạy từ tiểu học đến tú tài (chương trình Pháp). Trường sở được khởi công xây dựng ngay vào năm 1874 và hoàn tất vào năm 1877.
Lúc đầu trường có tên Collège Indigène, có nghĩa là trung học bản xứ. Bấy giờ trường chưa có tên chính thức nên gọi bằng tên này, còn người dân gọi là trường Khải Tường vì nằm trong khu đất của chùa Khải Tường cũ. Không lâu sau, cái tên Collège Chasseloup-Laubat được dùng thay thế tên cũ là vì tên này đặt theo tên của ông Francois Marquis de Chasseloup-Laubat (1754-1833), là Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại (Bộ Thuộc địa) thời điểm ấy. Mặc dù là một trường dành cho người có quốc tịch Pháp nhưng trường còn có tên là Bổn Quốc Sài Gòn, khác với các trường bản xứ khác.
Trường dành cho học sinh người Pháp và bản xứ có quốc tịch Pháp Ảnh: Internet
Cũng như mục đích thành lập trường là để phục vụ nhu cầu đào tạo con em của thực dân Pháp, thời gian đầu đi vào hoạt động, trường chỉ nhận học sinh người Pháp. Việc mở rộng nhận học sinh người Việt vào đầu thế kỷ 20. Nói là học sinh Việt nhưng phải có quốc tịch Pháp mới được vào học. Lúc bấy giờ trường cũng được chia làm hai khu riêng biệt nhưng đều học chung chương trình Pháp và thi tú tài Pháp: khu dành cho học sinh Pháp (còn gọi là Quartier Européen) và khu dành cho học trò Việt là Quartier indigène (khu bản xứ). Học sinh Việt được học tiếng Việt.
Buổi sinh hoạt của học sinh trong sân trường. Ảnh: Internet
Hoạt động yêu nước
Vào năm 1926, những học sinh người Việt đã viết lên bảng 4 chữ A.B.L.F, viết tắt câu “A bas les Français” (nghĩa là “Đả đảo thực dân Pháp”) trong một lần bãi khoá để tang nhà chí sĩ Phan Chu Trinh.
Phân hiệu Collège de Cochinchine
Ngày 28 tháng 11 năm 1927, Toàn quyền Đông Dương G. Gal ra một nghị định thiết lập tại Chợ Quán một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat dành cho học sinh người bản xứ lấy tên là Collège de Cochinchine. Phân hiệu này được đặt dưới sự điều hành của Ban Giám đốc Trường Chasseloup Laubat và môt giáo sư phụ trách tổng giám thị của phân hiệu.
Ngày 11 tháng 8 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương tạm quyền René Robert ký nghị định số 3116 gồm 6 điều, thành lập tại Chợ Quán, kể từ kỳ tựu trường 1928-1929 một trường Cao đẳng Tiểu học Pháp bản xứ, chuyển giao phân hiệu tạm thời với trên 200 học sinh của Collège Chasseloup Laubat nói trên vào trường này, có sát nhập một hệ Trung học Đệ nhị cấp bản xứ (Lycée) để thành lập một trường mới, về sau có tên là Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký, hay trường Petrus Ký.
Thời VNCH
Sau năm 1954, với dụng ý tránh gợi nhớ thời thuộc địa, trường được đổi tên là trường Jean Jacques Rousseau (tên một nhà trí thức Pháp trong phong trào “Ánh Sáng” thế kỷ XVIII) dạy chủ yếu là học sinh người Việt, nhưng vẫn do người Pháp quản lý. Đến 1967, trường được trả lại cho Việt Nam và trở thành Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Sau 1975, trường Lê Quý Đôn vẫn được giữ tên như cũ.
Kiến trúc
1. Cổng chính vào sân trường – 2. Lối đi bộ – 3. Lối đi cho xe đạp và xe máy – 4. Văn phòng hiệu trưởng – 5. Sân các lớp tiểu học Hình ảnh được chụp lại từ Google Earth và chú thích theo Georges Nguyen Cao Duc, thành viên Hội Ái hữu cựu học sinh trường Lê Quý Đôn) tại Pháp.
Trải qua hơn một thế kỷ, kiến trúc ban đầu của ngôi trường vẫn còn gân như nguyên vẹn, gồm bốn dãy nhà cao hai tầng ghép lại có hình chữ “khẩu”. Với lối kiến trúc mang đậm chất Tây Âu, trường sở được xem như một kiến trúc cổ có lịch sử văn hóa lâu đời, vẫn giữ gìn được nét truyền thống cổ kính mặc dù đã được trùng tu, sửa chữa. Dựa trên nền kiến trúc cổ, hiện tại trường sở đã xây thêm một số công trình phụ gồm nhà luyện tập thể thao và 10 phòng học kiểu mới. Tính truyền thống và hiện đại được nhà trường chú ý ngay trong khâu thiết kế và trang trí, vì thế ngôi trường Lê Quý Đôn vẫn mang đậm nét cổ kính.
Một số giáo viên và học sinh tiêu biểu thời Pháp
Hình cựu học sinh khoa Triết năm 1954. Ảnh do bác Nguyen Huu Khanh cung cấp. Nguồn: diendanlequydon.com
Nhà văn hóa, học giả Vương Hồng Sển đã từng học ở ngôi trường danh giá Collège Chasseloup-Laubat. Sau khi đậu bằng Brevet Elémentaire (cao đẳng tiểu học), ông làm chức ngạch thư ký và phục vụ nhiều nơi trong 20 năm (từ 1923 đến 1943), trong đó có Dinh Thống đốc Nam Kỳ. Nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20 của Việt Nam Nguyễn An Ninh trước theo học ở Trường Taberd, Collège Mỹ Tho sau đó học tại Trường Collège Chasseloup-Laubat. Nhờ tốt nghiệp trung học với bằng ưu nên ông ra Hà Nội học Cao đẳng Y Dược và được miễn chuẩn bằng tú tài.
Trường Collège Chasseloup-Laubat còn là nơi đào tạo một người từng tham gia đánh phát xít Đức ở châu Âu trong đại chiến thế giới thứ nhất (1914-1918). Đó là ông Cao Triều Phát (1889-1956). Thuở nhỏ ông Phát học tiểu học tại quê nhà Bạc Liêu, sau lên Sài Gòn theo học tại trường này. Nhà trí thức yêu nước ở miền Nam nửa đầu thế kỷ 20 và đồng thời là một kỹ sư người bản xứ đầu tiên của Việt Nam và toàn cõi Đông Dương. Đó là ông Lưu Văn Lang (1880-1969) cũng từng học ở ngôi trường lâu đời nhất Sài Gòn. Ông Lang thi đậu tú tài 2 của Pháp với điểm số xuất sắc và nhận học bổng học tại Trường École Centrale de Paris (trường bá nghệ trung ương Pháp lúc bấy giờ). Năm 1904, ông tốt nghiệp với tấm bằng ưu, xếp hạng thứ 8/250 sinh viên và trở thành kỹ sư đầu tiên ở Đông Dương là người bản xứ.
Ngoài ra còn có Trịnh Công Sơn (nhạc sĩ tân nhạc nổi tiếng), Trần Văn Giàu (nhà hoạt động cách mạng, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, triết học và là nhà giáo Việt Nam), Dương Văn Minh (Tổng Thống cuối cùng của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa),.v..v..
Trường Nữ trung học Gia Long còn được gọi là trường nữ sinh Áo Tím nay là trường trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai tọa lạc tại 275, Điện Biên Phủ, Q3, là một trường trung học phổ thông công lập ở Sài Gòn. Được thành lập từ năm 1913, cho đến nay trường Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những trường phổ thông lâu đời nhất của nền giáo dục Việt Nam.
Trường Áo Tím – Gia Long – Minh Khai
Thời Pháp thuộc
Khoảng đầu thế kỷ 20, nền giáo dục ở Việt Nam còn mang tính chất Nho giáo nên ít chú trọng đến giáo dục nữ giới. Xuất phát từ ý định tha thiết muốn xây dựng một nền giáo dục cho nữ giới, năm 1908, nghị viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ Lê Văn Trung cùng vợ của Tổng Đốc Phương và một số nhân sĩ trí thức đã đề nghị chính quyền thực dân Pháp thành lập một ngôi trường Sơ Học Cao Đẳng (bậc tiểu học) dành cho nữ.
Năm 1909, đơn đã được Hội Đồng Quản Hạt chấp thuận nhưng chưa có kinh phí để thực hiện. Mãi đến ngày 6 tháng 11 năm 1913, lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng trường Nữ Học Đường Sài Gòn mới được cử hành. Trường được xây dựng trên một khu đất rộng ở đường Legrand de la Liraye, sau đổi tên là đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ), bên phải là đường Bà Huyện Thanh Quan, bên trái là Đoàn Thị Điểm (Trương Định ngày nay), phía sau là Ngô Thời Nhiệm, thuộc thành phố Sài Gòn.
Hai năm sau, ngày 19 tháng 10 năm 1915, Toàn Quyền Ernest Nestor Roume và Thống Đốc Courbell làm khánh thành. Trong buổi lễ trọng thể này, ban tổ chức đã chọn màu tím làm màu áo đồng phục cho nữ sinh, tượng trưng đức tính đoan trang, kín đáo và khiêm nhường của người thiếu nữ Việt Nam. Từ đó, trường thường được gọi là “Trường Áo Tím”.
Khóa đầu tiên trường tuyển 42 nữ sinh, Các học sinh đầu tiên của Trường thuộc những gia đình sống ở Sài Gòn và các vùng phụ cận. Dần dần, có nhiều học sinh từ các tỉnh lên học nên Trường bắt đầu có nội trú.
Trường đào tạo thành nhiều lớp: Đồng ấu (Enfantin), Cao đẳng (Supérieur). Năm cuối Sơ học (CEP), học sinh phải thi lấy Chứng chỉ Căn bản Giáo dục sau khi tốt nghiệp những lớp cao cấp.
Trong những năm 1917 – 1922, vì số lượng học sinh gia tăng, trường xây dựng thêm một tòa nhà thứ hai song song với tòa nhà cũ.. Các phòng trên lầu được dùng làm phòng ngủ nội trú cho các học sinh xa nhà. Cách một sân cỏ, là một dãy nhà sau, thấp, sát với vách tường rào. Ở đó có bệnh thất, các lớp nữ công gia chánh, phòng giặt và xếp quần áo học sinh nội trú, cuối cùng là nhà bếp.
Collège Des Jeunes Filles Indegènes (Trường Của Những Thiếu Nữ Bản Xứ)
Tháng 9 năm 1922, Toàn Quyền Albert Sarraut cắt băng khánh thành Ban Trung Học Nữ Học Đường. Một phiến đá bằng cẩm thạch khắc chữ Collège Des Jeunes Filles Indigènes (Trường Của Những Thiếu Nữ Bản Xứ) được dựng lên trước cổng trường, tuy nhiên trường vẫn được biết đến nhiều hơn với cái tên Trường Nữ Sinh Áo Tím.
Bà Lagrange, vợ một ông Chánh Tham Biện người Pháp, được bổ nhiệm làm Hiệu Trưởng ban trung học. Trường mở từ lớp đệ thất niên (lớp 6 bây giờ) đến lớp đệ tứ niên (lớp 9 bây giờ), chỉ thu nhận nữ sinh có bằng Sơ Học và kỳ thi tuyển vào trường.
Lúc đầu, các nữ sinh đậu vào lớp đệ nhất (lớp 12 bây giờ) thì học ban Sư Phạm, sau bốn năm ra làm giáo viên. Hoặc theo ban Phổ Thông. Cả hai ban đều học một chương trình để tốt nghiệp lấy bằng Thành Chung (DEPSI).
Từ lớp Dự Bị (Préparatoire) tức là lớp Hai bây giờ, học sinh đã bắt đầu học Pháp Văn. Ban Trung Học hoàn toàn được giảng dạy bằng tiếng Pháp. Mỗi tuần chỉ có hai giờ Việt Ngữ. Trong trường học sinh bị bắt buộc phải nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp. Mỗi lần bị bắt gặp nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt, phải chịu phạt một hay hai xu. Nhưng hình phạt không mấy khi thi hành.
Tuy trường khi này do người Pháp quản lý nhưng phong trào đấu tranh chống thực dân trong học sinh vẫn âm ỉ, ít nhất đã hai lần nữ sinh trường xuống đường. Lần thứ 1 vào đầu năm 1920, khi một giáo viên người Pháp yêu cầu học sinh người Việt phải nhường ghế ở hàng đầu cho học sinh người Pháp ngồi. Lần thứ 2 vàonăm 1926, nhân đám tang cụ Phan Chu Trinh, một phong trào bãi khóa lan rộng từ Nam chí Bắc để tỏ lòng thương tiếc nhà cách mạng lão thành. Học sinh trường Áo Tím nhiệt liệt hưởng ứng đưa đến kết quả một vài nữ sinh bị bắt và phải đuổi khỏi trường.
Năm 1940, quân đội Nhật chiếm đóng trường trong lúc học sinh nghỉ hè. Cũng trong năm này, trường đổi tên thành Collège Gia Long (Cao đẳng tiểu học Gia Long), rồi Lycée Gia Long (Trường trung học đệ nhị cấp Gia Long).
Năm 1941: tất cả thầy trò đều phải tản cư về trường tiểu học Đồ Chiểu (Tân Định). Ngay khi Nhật trao trả lại trường thì quân đội Anh tiếp thu làm trại lính, kéo dài trong 6 năm.
Năm 1947: khi được người Anh trao trả, trường bị hư hại nhiều đến nỗi vị hiệu trưởng lâm thời là cô Mailleret phải vận động mạnh thường quân quyên góp tài chính để lo việc tu sửa.
Năm 1949: trường lại được mở rộng: một tòa nhà hai tầng được xây mới ở đường Bà Huyện Thanh Quan để đáp ứng số lượng học sinh ngày càng tăng. Cũng trong năm 1949, nữ sinh trường cùng với nam sinh trường Trương Vĩnh Ký tổ chức bãi khóa kỷ niệm ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa dẫn đến việc trường bị nhà cầm quyền cho đóng cửa.
Dãy Bà Huyện Thanh Quan
Thời Quốc Gia Việt Nam
Năm 1950, sau một cuộc đấu tranh dài hơi có sự góp sức của đông đảo học sinh các trường khác ở khắp vùng Sài Gòn – Gia Định (trong số ấy có nhiều học sinh đã hy sinh, như Trần Văn Ơn của trường Trương Vĩnh Ký), trường được mở cửa lại và đánh dấu một sự kiện lớn: cô Nguyễn Thị Châu, cựu nữ sinh Áo Tím, là vị giáo sư Việt Nam đầu tiên được bổ nhiệm vào chức hiệu trưởng; đó là một niên học đáng ghi nhớ trong lịch sử của trường (Cô Châu qua đời tại Pháp năm 1996)
Đến 1952, chương trình giáo dục Việt dần thay thế chương trình giáo dục Pháp; nữ sinh phải học cả hai ngoại ngữ là Anh – Pháp song song. Kỳ thi tuyển vào trường rất khó và được đem so sánh với kỳ thi vào trường dành cho nam là Lycée Petrus Ký với số học sinh tham dự đến từ khắp nơi trong miền Nam: Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Biên Hòa, Tân An…
Năm 1953, đồng phục áo dài tím được thay thế bằng áo dài trắng với phù hiệu bông Mai Vàng. Sau cùng là huy hiệu với tên trường Gia Long được thêu trên vải.
Thời Việt Nam Cộng Hòa
1954, chính quyền Việt Nam ra lệnh dùng tiếng Việt trong mọi cơ sở của người Việt và đương nhiên cả trong ngành giáo dục. Trong hệ thống mới, tiếng Anh, tiếng Pháp trở thành ngoại ngữ. Tên trường được gọi chính thức là Nữ trung học Gia Long.
Trường Nữ trung học Gia Long thời VNCH
Năm 1964 trường bỏ nội trú. Những dãy lầu từng được dùng làm nơi cư ngụ cho các học sinh nội trú được sửa thành lớp học. Buổi sáng có tất cả năm mươi lăm lớp học từ đệ Tứ đến đệ Nhất (lớp 9 đến lớp 12). Buổi chiều có tất cả bốn mươi lăm lớp từ đệ Thất đến đệ Ngũ (lớp 6 đến lớp 8). Tổng công sáng chiều trường có tất cả một trăm lớp học với tổng cộng 3000 học sinh. Trên bước đường phát triển, trường xây thêm: Thư Viện (1965), phòng Thí Nghiệm Lý Hóa (1966).
Năm 1967, mở rộng Giảng Đường nằm bên cạnh thư viện. Xây dựng sân khấu với mặt tiền chiếm hết chiều rộng của Giảng đường, đồng thời trang bị thêm đàn dương cầm. Cùng thời gian này, trường trang bị thêm Phòng nhiếp ảnh (nhưng chỉ hoạt động thời gian ngắn). Năm 1968, trường xây thêm hồ bơi đối diện thư viện.
Vào khoảng thập niên bảy mươi, kỳ thi tuyển vào đệ thất (lớp 6 ngày nay) mỗi năm có chừng bảy trăm nữ sinh trúng tuyển trong số hơn mười ngàn thí sinh. Một cuộc tuyển sinh vào hệ trung học trường vào khoảng năm 1971 được ghi nhận như sau: có tổng cộng 8000 học sinh ghi danh và thi tuyển nhưng chỉ có 819 đậu. Trường có độ hai trăm giáo sư và năm ngàn nữ sinh.
Thời gian này cũng là thời gian nữ sinh trường tham gia rất mạnh vào các phong trào phản chiến chống chiến tranh Việt Nam, trong đó một số học sinh đã tham gia trực tiếp vào Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, chính các phong trào như trên ở nữ sinh trường đã khiến cho nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng gọi nhiều thế hệ nữ sinh là: Áo Tím trên các nẻo đường đất nước.
Từ năm 1975 đến nay
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, trường được chính quyền mới đổi tên thành Trường Phổ thông cấp 2-3 Nguyễn Thị Minh Khai.
Niên khóa 1978-1979: Trường giải thể cấp 2, thu nhận nữ sinh lẫn nam sinh, đổi tên thành Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai tới bây giờ.
Năm 2003, trường được đưa vào vào danh mục của 55 công trình đề nghị điều tra xác lập di tích kiến trúc cổ của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, cách TP.HCM khoảng 20 cây số có một khu làng đặc biệt, được cất lên từ năm 2000. Đặc biệt vì khu làng mang tên Làng Gia Long (tên cũ của trường PTTH Nguyễn Thị Minh Khai) và bây giờ, là nơi các thế hệ thầy, cô học trò trường Áo Tím – Gia Long – Minh Khai có thể về đây sum họp khi lớn tuổi.
Trường Nguyễn Thị Minh Khai
Danh Sách Các Vị Cựu Hiệu Trưởng (từ lúc sáng lập cho tới năm 1975)
– Cô Lagrange: 1914-1920
– Cô Lorenzi: 1920-1922
– Cô Pascalini: 1922-1926
– Cô Saint Marty: 1926-1942
– Cô Fourgeront: 1942-1945
– Cô Malleret: 1945-1947
– Cô Dubois: 1947-1950
– Cô Nguyễn Thị Châu: 1950-1952
– Cô Huỳnh Hữu Hội: 1952-1963
– Cô Nguyễn Thu Ba: 1963-1964
– Cô Trần Thị Khuê: 1964-1965
– Cô Trần Thị Tỵ: 1965-1969
– Cô Phạm Văn Tất: 1969-1975
Trường Nữ Trung học Trưng Vương (Sài Gòn) – Số 3A, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1
Là một trường trung học công lập danh tiếng ở Sài Gòn trước 1975 dành cho nữ học sinh.
Trường Nữ Trung Học Trưng Vương Sài Gòn trước 1975
Lịch sử
Trường Trưng Vương Sài Gòn là hậu thân của ngôi trường Trưng Vương Hà Nội (*).
– Năm 1954: trường được thiết lập khi một số giáo viên học sinh trườngTrưng Vương Hà Nội di cư vào Sài Gòn sau Hiệp định Genève 1954.
– Ban giám đốc đầu tiên gồm có: bà hiệu trưởng Tăng Xuân An, bà giám học Nguyễn Thị Phú – và bà tổng giám thị Nguyệt Minh.
– 3 năm học đầu tiên trường phải học nhờ trường nữ trung học Gia Long (khóa buổi chiều).
– Đến năm 1957: trường Trưng Vương dời về số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, nguyên trước đó là bệnh viện của Quân đội Pháp mang tên Quân y viện Coste, gần Sở Thú Sài Gòn và trường trung học Võ Trường Toản (Sài Gòn). Cấp trung học 7 năm. Hiệu trưởng là người Việt. Đồng phục áo dài màu trắng.
Nữ sinh Trưng Vương Sài Gòn trước 1975
– Hàng năm, trường đã chọn ra 2 nữ sinh đẹp nhất đóng vai Hai Bà Trưng để diễu hành trong ngày giỗ 6 tháng 2 Âm Lịch.
Hàng năm, trường đã chọn ra 2 nữ sinh đẹp nhất đóng vai Hai Bà Trưng để diễu hành trong ngày giỗ 6 tháng 2 Âm Lịch..
– Từ năm 1975 đến nay: khi chính thể Việt Nam Cộng hòa chấm dứt thì trường cũng đóng cửa, nhường chỗ cho Trường Phổ thông Trưng Vương cấp III cho cả nam lẫn nữ học sinh. Cấp trung học 3 năm với đồng phục cho nữ học sinh là áo dài trắng và đồng phục cho nam học sinh là áo trắng quần xanh.
(*) Đôi nét về trường Trung học Trưng Vương Hà Nội (Tiền thân của trường Trung học Trưng Vương Sài Gòn):
Trường Trung học cơ sở Trưng Vương Hà Nội, tiền thân là trường nữ sinh Đồng Khánh là một trường trung học cơ sở tại Hà Nội.
– Năm 1917: Trường được thành lập với tên gọi là trường nữ sinh Đồng Khánh ngay bên cạnh Hồ Gươm, Hà Nội, trường là một trong các cơ sở giáo dục lâu đời nhất của Hà Nội và Việt Nam.
– Trước năm 1945: trường là cơ sở đào tạo dành riêng cho nữ giới.
– Từ sau năm 1945: trường bắt đầu đào tạo chung cho cả nam và nữ sinh.
– Từ năm 1948: trường đổi tên thành trường Trưng Vương.
– Từ năm 1950: trường chuyển về đường Hai Bà Trưng, Hà Nội. Cấp trung học 7 năm. Hiệu trưởng là người Việt. Đồng phục áo dài màu lam.
Trường Trưng Vương nổi tiếng với hệ thống lớp chuyên Toán cấp II, đây là nơi từng đào tạo nhiều tài năng Toán học của Việt Nam như giáo sư Hoàng Xuân Sính (nữ tiến sĩ khoa học ngành Toán đầu tiên của Việt Nam) hay Hoàng Lê Minh (học sinh Việt Nam đầu tiên đoạt huy chương vàng Olympic Toán quốc tế)
Sau sự ra đời của trường Collège Chasseloup-Laubat (năm 1874) và trường Collège de Jeunes Filles Indigèges (1915), chính quyền thuộc địa Nam Kỳ mở thêm trường bậc trung học thứ 3 tại Sài Gòn.
Năm 1925, kiến trúc sư Hebrard de Villeneuve được giao nhiệm vụ vẽ đồ họa xây cất cho ngôi trường mới tại Chợ Quán.
Ngày 28 tháng 11 năm 1927, Toàn quyền Đông Dương Alexandre Varenne ra nghị định thiết lập tại Chợ Quán một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat dành cho học sinh người bản xứ lấy tên là Collège de Cochinchine. Phân hiệu này được đặt dưới sự điều hành của Ban Giám đốc Trường Chasseloup Laubat và một giáo sư phụ trách tổng giám thị của phân hiệu.
Trường Pétrus Ký lúc mới khởi công xây dựng. Ảnh: Internet
Năm 1928, khi các khu trường mới xây dựng xong, ngày 11 tháng 8 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương tạm quyền René Robin ký nghị định số 3116 gồm 6 điều thành lập tại Chợ Quán, kể từ kỳ tựu trường 1928-1929 một trường Cao đẳng Tiểu học Pháp bản xứ, chuyển giao phân hiệu tạm thời với trên 200 học sinh của Collège Chasseloup Laubat nói trên vào trường này, có sát nhập một hệ Trung học Đệ nhị cấp bản xứ (Lycée). Nhân dịp khánh thành tượng đồng của nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký, Thống đốc Nam Kỳ Blanchard de la Brosse chính thức đặt tên trường là Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký. Do đó, trường còn có tên gọi là Petrus Ký, và tên này được sử dụng trong gần 50 năm.
Thời Pháp thuộc
Năm 1940, Câu lạc bộ học sinh trường Pétrus Ký được thành lập. Câu lạc bộ đã tổ chức các hoạt động như văn nghệ, thể thao, cắm trại, với những sinh hoạt rất phong phú, tập hợp được đông đảo học sinh của trường và nhiều trường khác. Cũng tại đây, Lưu Hữu Phước và Mai Văn Bộ viết bài hát La Marche des Étudiants, tiền thân của bài Tiếng gọi thanh niên và Tiếng gọi Công dân, Quốc ca của Việt Nam Cộng hòa.
Tượng Pétrus Ký trong khuôn viên trường. Ảnh: Internet
Chỉ sau 1 năm, phong trào bị chính quyền thực dân cấm hoạt động do tuyên truyền các hoạt động yêu nước. Đến năm 1942, học sinh Pétrus Ký theo phong trào của học sinh sinh viên Hà Nội tập hợp nhau lấy tên là đoàn S.E.T (Section Exécution Tourisme). Đoàn S.E.T tổ chức theo kiểu hướng đạo, giáo dục lý tưởng sống lành mạnh, yêu nước, yêu dân tộc đang bị ngoại xâm thống trị và từ ý thức này gợi đến ý thức chống Đế quốc. Trong thời gian này, tại trường cũng có một số giáo sư âm thầm biểu lộ tình cảm yêu nước của mình qua tác phong bài giảng như Phạm Thiều, Lê Văn Chí, Trần Văn Thanh.
Năm 1942, trường di chuyển về trường sở Sư phạm Sài Gòn vì chiến cuộc nhưng không lâu sau lại mở cửa dạy học vào năm ấy tại trường sở cũ. Nhưng đến năm 1945, trường sở bị trưng dụng làm doanh trại của quân đội Nhật. Trường phải dời về khu tiểu học Tân Định và sau đó ngưng hoạt động.
Ngày 1 tháng 4 năm 1946, sau khi Pháp tái chiếm Nam Bộ, trường mở cửa dạy lại trong Chủng viện đường Lucien Mossard và đến năm 1947, trở lại hoạt động nơi trường sở hiện tại.
Khu nội trú và sân trường. Ảnh: Internet
Từ năm 1948, học sinh trường Pétrus Ký mở đầu phong trào đấu tranh đòi “Dạy và Học bằng Tiếng Việt”, bãi bỏ chế độ thi hà khắc, chống khủng bố kiềm kẹp học sinh. Trong ngày tựu trường 10 tháng 9 năm 1949, học sinh các trường kết hợp với trí thức và cha mẹ học sinh đưa yêu sách yêu cầu Bộ giáo dục giải quyết ngay và tiến hành bãi khóa kéo dài 1 tháng. Chính quyền thực dân Pháp đàn áp và bắt bớ. Giám đốc Nha học chính Nam phần ra lệnh đóng cửa hai trường Pétrus Ký và Gia Long, sau đó ra lệnh cho học sinh làm đơn xin đi học lại. Học sinh vẫn tiếp tục đấu tranh với 3 yêu sách:
• Lập tức thả ngay những học sinh bị bắt.
• Bảo đảm an ninh cho học sinh, không được khủng bố, bắt bớ vô cớ.
• Mở các trường vô điều kiện, không phải làm đơn xin học lại.
Ngày 9 tháng 1 năm 1950, hơn 2.000 học sinh trường Pétrus Ký, Áo tím Gia Long, Kỹ thuật… kéo đến trụ sở Nha học chính biểu tình, đưa yêu sách đòi thả các học sinh bị bắt. Sau đó, đoàn biểu tình kéo đến dinh Thủ hiến Nam phần. Chính quyền thực dân ra lệnh giải tán, đàn áp đoàn biểu tình dữ dội. Lúc này đoàn biểu tình đã lên đến 50.000 người đã chống trả mãnh liệt. Cảnh sát nổ súng bắn vào đoàn biểu tình. Học sinh Trần Văn Ơn, của trường Pétrus Ký, bị tử thương. Ban đấu tranh của học sinh tổ chức bảo vệ xác Trần Văn Ơn ở bệnh viện Chợ Rẫy và sau đó tổ chức lễ tang trọng thể tại trường.
Ngày 12 tháng 1 năm 1950, toàn thành phố đình công bãi thị, tham dự đám tang Trần Văn Ơn. Học sinh các trường trung học Mỹ Tho, Cần Thơ, Huế, Hà Nội kéo về Sài Gòn tham dự. Hầu như toàn bộ học sinh các trường đều có mặt tại trường Pétrus Ký mang theo khẩu hiệu ghi tên, trường và khẩu hiệu phản đối chính quyền. Hơn 1 triệu người xuống đường đưa đám tang. Đây là đám tang lớn nhất Sài Gòn, kể từ sau đám tang của cụ Phan Chu Trinh năm 1925.
Đông đảo học sinh Pétrus Ký và người dân miền Nam tham gia đám tang của Trần Văn Ơn. Ảnh: Internet
Năm 1951 Ông Phạm Văn Còn, một viên chức cao cấp của xã Tây, được ân thưởng Légion d’honneur cấp officier, được cử làm Hiệu Trưởng của trường thay thế Thầy Lê Văn Kiêm. Ngoài công ơn đem trật tự cho trường Ông Phạm Văn Còn chỉnh trang trường sở như xây dựng cổng trường, dựng hàng rào gạch thay thế hàng rào bông bụp ở trước trường, xây nhà để xe đạp cho học sinh.
Cũng vào năm 1951 Thầy Ưng Thiều, giáo sư Hán văn, trong buổi học về thơ Đường, thầy có làm bài thơ tứ tuyệt sau đây:
Trường tôi ở tại lối Nancy, Trung học đường kia có bảng ghi. Mượn hiệu người xưa Trương Vĩnh Ký, Lẫy lừng danh tiếng đã bao thì.
Thầy Ưng Thiều còn đặt hai câu đối để chỉ rõ đạo đức học tập và trí dục cho học sinh, được Ông Hiệu Trưởng Phạm Văn Còn chọn khắc trước cổng trường như sau:
Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt Tâu Âu khoa học yếu minh tâm
Cổng trường Pétrus Ký. Ảnh: Internet
Thời VNCH
Sau hiệp định Genève từ tháng 5 năm 1954 trường Pétrus Ký bị trưng dụng cho di dân miền Bắc đến tạm trú. Đến tháng 10 năm 1954 trường mới được trả lại để khai giảng năm học mới và bắt đầu học chương trình Việt từ lớp đệ thất, các lớp học theo chương trình Pháp trước đây vẫn tiếp tục học theo cuốn chiếu và kỳ thi Tú Tài I và Tú Tài toàn phần Pháp vẫn tồn tại đến năm 1960. Bên cạnh trường Petrus Ký ở trong sân vận động Lam sơn, một dãy nhà tre lá cất tạm cho học sinh trường Chu Văn An ở Hà Nội chuyển vào học.
Ngày 30 tháng 3 năm 1955, xung đột giữa quân chính phủ và lực lượng Bình Xuyên nổ ra. Công an xung phong của Bình Xuyên vào đóng tại trường Pétrus Ký. Đến ngày 30 tháng 4 năm 1955, quân chính phủ đánh bật được quân Bình Xuyên ra khỏi trường Pétrus Ký và các điểm khác.
Năm 1961, trường được hợp thức hóa để trở thành trường Trung Học Đệ Nhị Cấp theo hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
Năm 1970, học sinh trường tổ chức từ bãi khóa đến xuống đường tham gia biểu tình, đánh chiếm tòa đại sứ Campuchia, phản đối hành động Lon Nol tàn sát Việt Kiều ở Campuchia. Đêm 5 tháng 9 năm 1970, học sinh Pétrus Ký cùng học sinh sinh viên các trường tổ chức đêm không ngủ của phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ ở miền Nam.
Năm 1972, Nguyễn Thái Bình, cựu học sinh Pétrus Ký, du học ở Mỹ đã công khai công kích chính quyền Mỹ trên diễn đàn nước Mỹ. Chính phủ Mỹ đã trục xuất anh khỏi nước Mỹ, và khi về đến Việt Nam, Nguyễn Thái Bình đã bị bắn chết trong “vụ án không tặc Nguyễn Thái Bình”.
Sau 1975
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Sài Gòn, đã đặt trụ sở Ban quân quản thành phố, do tướng Trần Văn Trà đứng đầu, tại trường sở. Trường Trung Học Pétrus Ký tạm thời đóng cửa đến tháng 7 năm 1975 thì mở cửa lại. Cuối tháng 9 năm 1975, các học sinh của trường học niên khóa 1974-1975 được dự thi bằng Trung Học Đệ nhất cấp và bằng Tú Tài.
Trường Pétrus Ký ngày nay. Ảnh: Internet
Muốn vào học trường Pétrus Ký học sinh ưu tú của Saigon và các tỉnh phía Nam phải qua kỳ thi tuyển rất gay go, từ khi mới thành lập cũng vậy mà sau này cũng vậỵ Vì thuộc thành phần chọn lọc như vậy cho nên học sinh Pétrus Ký đậu rất nhiều và rất cao trong các kỳ thị Kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp năm 1959 chẳng hạn là kỳ thi rất hóc búa, toàn quốc chỉ có một người đậu hạng Bình mà thôi, và người đó là học sinh Pétrus Ký. Về phương diện kỷ luật và trật tự thì có lẽ không có trường nào có kỷ luật và trật tự chặt chẽ, tốt đẹp bằng trường Pétrus Ký.
Phần đông giáo sư Pétrus Ký là giáo sư được chọn lọc, rất có căn bản chuyên môn và cũng rất đạo đức. Các giáo sư được bổ nhiệm về trường Pétrus Ký và một số các trường lớn khác ở Saigon thường phải là những người đậu đầu hay thật cao trong danh sách tốt nghiệp CĐSP hay ĐHSP sau này, hoặc những người đã dạy lâu năm ở tỉnh. Quý thầy đều rất tận tụy với việc giảng dạy, rất thương học sinh, và rất chú tâm đến việc bảo vệ uy tín và thanh danh của trường Một số giáo sư Pétrus Ký đã đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục sau khi dạy ở trường một thời gian.
Từ ngày được thành lập cho đến khi trường bị đổi tên, trong suốt gần năm mươi năm hoạt động, trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký đã làm tròn sứ mạng giáo dục được giao phó, đã đóng tròn vai trò một định chế xã hội đối với quốc gia, đã đào tạo được không biết bao nhiêu nhân tài cho xứ sở, đã trở thành một trường trung học phổ thông nổi tiếng vào bậc nhất ở miền Nam Việt Nam.
Khuôn viên trường Pétrus Ký vào buổi đầu thành lập
Khu vực ban đầu của trường Petrus Ký
Ảnh chụp lúc Chợ Lớn và Sài Gòn còn là hai thành phố riêng biệt, khoảng giữa là vùng ngoại ô ít người. Khu Nancy, góc Cộng Hòa và Trần Hưng Đạo còn là đầm lau sậy. Khu Nguyễn Trãi bán hoa còn là đồn lính Cây Mai. Trước 1945 , trường Pétrus Ký rộng, chiếm trọn tứ giác Cộng Hòa (nay là Nguyễn Văn Cừ), Thành Thái (nay là An Dương Vương), Trần Bình Trọng , Nguyễn Hoàng (nay là Trần Phú). Khi đó, trường thu hẹp chỉ còn hai dãy nhà dài ở phía lưng chừng trên bên phải và khu văn phòng phía cực phải trong hình. Phần phía dưới trong hình , trước đây dùng làm khu nội trú cho học sinh. Sau 1954 , tách riêng để lập trường Đại học Khoa học Tự nhiên và trường Sư phạm , phần lớn bị phá huỷ để xây dựng lại. Phần phía trái trong hình , là nhà tập thể cho các giáo viên , nhưng nghỉ dạy không thu hồi lại mà cho phép chuyển nhượng.