Quán mì Thiệu Ký (Tư Ky) – 70 năm một quán mì giữa Sài Gòn

Chẳng ai còn nhớ rõ món mì có ở Sài Gòn từ bao giờ, chỉ biết rằng món ăn này theo bước chân di cư của người Hoa sang nước ta từ những năm 30 của thế kỷ trước. Từ đó đến nay, món mì chuyển biến theo dòng thời gian với nhiều thay đổi. Tuy nhiên, có một quán mì mang tên Thiệu Ký ở khu vực quận 11 của Sài Gòn tồn tại gần 70 năm qua vẫn giữ nguyên mùi vị ban đầu…

Chỉ có sự đổi thay ở những người đứng bán vì quán mì này đã có tuổi hơn một đời người và được truyền qua ba thế hệ.

Image
Xe mì Tư Ky ở hẻm 66, Lê Đại Hành

Ăn mì ở hẻm Tư Ky

Nếu có dịp đi ngang đường Lê Đại Hành, quận 11, TP.HCM khúc giao lộ Thuận Kiều, Trần Quý, Hoà Hảo, có thể thấy cuối con hẻm 66 lúc nào cũng có thực khách ngồi kín các bàn ăn. Đó là khách đến ăn mì Thiệu Ký, xe mì được đặt sâu tận cuối hẻm nhưng lúc nào cũng có đông khách. Thiệu Ký là tên chính của quán mì này, nhưng dường như nó không được ai biết đến. Người ta quen gọi nó là mìTưKyvì người sáng lập ra quán mì này tên làTưKy.

Quán mì do một thanh niên người Hoa mở ra vào những năm 30 của thế kỷ trước, khi người thanh niên này vừa mới đến Sài Gòn và chọn nơi đây làm quê hương thứ hai để khởi nghiệp. Cái tên Tư Ky hiện giờ đã quen thuộc đến mức người ta gọi hẻm 66 đường Lê Đại Hành là hẻm Tư Ky. Chủ quán hiện giờ là ba anh em gọi ông Tư Ky bằng ông ngoại. Và người có thâm niên nhất trong ba anh em này là anh Đặng Phiếu với kinh nghiệm làm mì và đứng bán quán mì khoảng 40 năm. Đầu tiên, quán mì chỉ là gánh mì nhỏ bán quanh khu vực này, sau đó được nâng cấp thành xe mì và cũng được đẩy rong quanh khu người Hoa. Sau năm 1975, xe mì Thiệu Ký yên vị ở cuối hẻm 66. Đến nay đã đổi đến chiếc xe thứ ba, chiếc xe đẩy cuối cùng được thay đổi cách đây khoảng 7 – 8 năm. Đến nay, quán mì này đã được truyền lại đến đời thứ ba. Hơn 70 năm qua, quán mì Tư Ky luôn đều đặn mở cửa từ 6 giờ sáng đến 2 giờ đêm, kể cả những ngày lễ, tết.

Bí quyết cho một tô mì ngon

Ăn mì Tư Ky không giống mì ở bất cứ nơi nào vì mỗi ngày cháu ngoại ông Tư Ky phải mất khoảng ba giờ để biến bột nguyên liệu, trứng và phụ gia thành sợi mì. Tại quán mì Thiệu Ký, mỗi ngày cứ vào khoảng 2 giờ chiều là quy trình làm mì tươi lại được tiến hành, kéo dài đến 5 – 6 giờ chiều để cho ra khoảng 18kg mì tươi. Sợi mì phải được làm từ bột mì trộn cùng trứng vịt và nước tro tàu, ủ một thời gian cho dậy bột, sau đó mang bột đi cán và cắt sợi.

Như các nơi bán hủ tíu mì khác, mìTưKycũng có giá, có hẹ và xàlách kèm theo nhiều loại phụ gia, nhưng người ăn sẽ thấy lạ là mì không bị nở dù cho có ăn chậm thế nào. Cọng mì rất giòn và lạ nữa sẽ không làm thực khách khó chịu vì bị dính răng. Chị Nguyễn Thị Thanh Nga, một thực khách lâu năm của quán mì Thiệu Ký cho biết, chị ghiền món mì sườn ở đây không chỉ bởi sườn ngon và nước lèo thơm ngọt mà còn vì cọng mì giòn, dai mà vẫn mềm và không bị nở nhão nên không có cảm giác bị ngán. Nếu ăn mì khô ở đây mà bỏ qua chén nước lèo trong vắt, đầy hành nhưng thật ngọt, thật ngon thì sẽ lãng phí lắm. Khác với người Việt có thói quen dùng chanh, người Hoa lại thích dùng giấm đỏ và nếu thiếu giấm đỏ thì không thể làm nên hương vị mì Tàu. Vì vậy, thực khách cũng đừng quên cho thật nhiều giấm đỏ vào mì khô, cũng chẳng ai giải thích được rằng tại sao cho nhiều giấm đỏ thì mì sẽ ngon hơn. Có lẽ đây cũng là một đặc điểm riêng mà ai đã từng một lần ăn mì ở đây sẽ khó mà quên được.

Ngoài việc duy trì truyền thống gia đình, nghề bán mì cũng giúp đại gia đình con cháu ôngTưKyđủ đảm bảo cho đời sống. Dù trải qua bao nhiêu năm, có lúc gặp khó khăn về thu nhập nhưng con cháu ôngTưKyvẫn chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ xe mì để tìm đến nghề khác. Có lẽ vị của cọng mì tươi thơm mùi trứng và mùi nước lèo đặc trưng đã trở thành truyền thống xuyên suốt nhiều thế hệ, gia đình ông mãi giữ cho người Sài Gòn một món mì Tàu không thể lẫn vào đâu được.

(Theo SGTT.VN)

Bánh bao Cả Cần

“Bánh bao Cả Cần” là thứ bánh bao đặc chất của người miền Nam (sản xuất ở Sài Gòn), khác với bánh bao của người Hoa. “Bánh bao Cả Cần” không trắng như bánh bao gốc của người Hoa, mà hơi hẩm, vì không dùng bột tẩy. Vị bánh bao bùi hơn, ăn không dính răng, nhân bánh bao hoàn toàn là thịt băm, không pha lẫn cá và dầu mỡ như bánh bao của người Hoa. “Bánh bao Cả Cần” nổi tiếng ở Sài Gòn từ đầu thập niên 70 thế kỷ trước xuất hiện ở vài quán nhỏ tại khu vực đường Nguyễn Tri Phương (quận 5 – Chợ Lớn cũ), sau đó, bánh bao mang tên Cả Cần trở thành một quán độc lập, nằm trọn trên khoảng khuôn viên sát cạnh ngã 4 Nguyễn Tri Phương – Hùng Vương, phía trước công viên Văn Lang.

Người đầu tiên sản xuất thứ bánh bao này là ông Trần Phấn Thắng (đã qua đời từ lâu). Từ nhiều năm nay, Sài Gòn có nhiều nơi sản xuất bánh bao (không kể bánh bao của người Hoa), với những thương hiệu không thể nhớ hết. Bên canh những xe bán bánh bao mang biển hiệu: bánh bao Singapore, bánh bao Đài Loan, bánh bao Malaysia… nhưng bánh bao Cả Cần vẫn cứ đông khách như mọi khi. Và ngày nay, thương hiệu “Cả Cần” đã đi vào lịch sử ẩm thực của Sài Gòn.

Image

Theo anh Trương Thanh Liêm, một người quen với ông Trần Phấn Thắng cung cấp:

1. VỀ CÁI TÊN ÔNG CẢ CẦN:

Người ta chỉ suy đoán chữ CẢ CẦN dựa theo cái nghĩa đen của nó để thêu dệp rằng: Ông Thắng có cha làm ông Cả tên Cần, theo kiểu HAI LÚA thì chắc có em tên BA GẠO.

Thật ra thì Ông Thắng là người gốc Mỹ Tho là người thứ ba trong nhà, có ông anh tên Trần Phấn Phát, sỹ quan Quân Lực VNCH. Cha ông gốc Tàu Minh Hương, không có làm Hương Cả gì cả. Cả hai anh em rất thích văn chương văn nghệ và có một nhóm bạn rất là văn nghệ sỹ trong đó phải kể đến Nhạc Sỹ Lê Thương (tác giả Hòn Vọng Phu) cũng như nhà báo và dân biểu đối lập thời VNCH là Lý Quý Chung chẳng hạn.

Ông Thắng tâm sự: Cần là tên một người bạn thơ ấu của hai anh em chẳng may mất sớm. Chữ Cả ông ghép vào vì cá tính của ông thích những chữ cùng phụ âm như kiểu Tin – Tình – Tiền – Tù – Tội. Và ông tâm đắc câu quảng cáo của ông dùng bao năm nay toàn bằng chữ C:
Có Cả Cần Cần Chi Có Cả
Cũng vì thích loại câu dùng cùng một phụ âm này mà tên con ông đặt toàn chữ T. Ông Bà Thắng có đông con (tôi nhớ không lầm thì cũng gần chục). Tôi nhớ được tên của bốn cô con gái của ông là:
Trần Mỹ Tiên
Trần Mỹ Trinh
Trần Mỹ Thanh và cô út là
Trần Mỹ Tâm

2. VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA QUÁN ÔNG CẢ CẦN:

Ông Bà Cả Cần xuất thân từ công chức VNCH. Bà người gốc Bến Tre, nấu ăn rất ngon. Ông có tài ăn nói duyên dáng và khả năng ngoại giao bạn bè rất rộng. Từ sự kết hợp đó, ông bà quyết định bỏ nghề công chức ra mở quán Hủ Tiếu và Bánh Bao Mỹ Tho. Tên Cả Cần được ông chọn đầu tiên cho Quán đầu tiên nằm ở ngã tư Công Lý – Trương Quốc Dung (tôi mang máng nhớ tên đường này là vậy). Trước năm 1975, nếu ai đi lại con đường ra sân bay Tân Sơn Nhất sẽ không thể không thấy cái Bánh Bao To Tướng trước khi băng qua cổng xe lữa.

Sau thời gian ngắn thì Quán Ông Cả Cần thành công rất nhanh nhờ tài nấu ăn của bà và tài ngoại giao của ông. Cũng vì quen biết giới văn nghệ sỹ thời đó nên ông Thắng mượn nghệ danh của cô Năm Sa Đéc (vợ của ông Vương Hồng Sễn) làm tên quán thứ hai ở Ngã Tư Nguyễn Tri Phương – Nguyễn Trãi (Chợ Lớn) . Đến đây thì nãy sinh một vài đồn đoán rằng:
– Ông Cả Cần gốc Sa Đéc không phải gốc Mỹ Tho
– Bà Năm Sa Đéc có quan hệ với ông Cả Cần
– Bà Năm Sa Đéc có phần hùn trong quán Cả Cần

Cả ba điều này đều là đồn đoán và không có thật. Ai có đến quán Bà Năm Sa Đéc (của ông Trần Phấn Thắng) thì đều biết quán này nằm giữa đường gần như chắn ngang con đường Nguyễn Trãi chạy từ Sài Gòn ra. Vì thế khoảng thập niên 70, ông Thắng bị Đô Trưởng lúc đó là Đỗ Kiến Nhiễu (nghe đâu cũng gốc Mỹ Tho) bắt tháo dỡ. Ông theo vụ kiện đến cùng, kết cục thì ông Thắng thắng và quán vẫn còn tồn tại như ngày nay. Nhưng vì vụ kiện này mà Bà Năm Sa Đéc rút tên ra. Quán mang tên MỸ TIÊN . Mỹ Tiên là tên cô con gái lớn của ông Thắng . Sau 1975, quán vẫn mang tên Mỹ Tiên.

3. GIA ĐÌNH CẢ CẦN NAY ĐÂU?

Sau năm 1975, gia đình ông Thắng còn giữ được một số tài sản và quyết định ra đi. Vì gia đình có gốc Hoa nên đi cả nhà, thậm chí những người đầu bếp giỏi, phụ bếp và cả phụ vụ bàn. Giá vàng ông phải trả lúc đó khoảng 12 cây vàng cho một đầu người.

Gia đình ông ra đi suôn sẻ trong một đêm lặng gió. Cuối cùng thì định cư tại Montreal, Canada . Đến đất tạm dung Montreal chẳng bao lâu thì với số vốn mà nhân lực mang theo ông bà đã mở được hai quán để tên ONG CA CAN: một ở dưới phố trên đường St Catherine gần trường Đại Học McGill , một ở Côte des Neiges. Cũng vẫn với khiếu chữ nghĩa bẩm sinh của mình, ông Thắng đã dí dỏm gọi quán ở Côte des Neiges là TRÊN DỐC TUYẾT, Montreal là Mộng Lệ An.

Hai ông bà thành công rất nhanh ở xứ Canada cho nên khi VN mở cửa năm 89 thì năm 90 cô con gái lớn ông đã thực hiện chuyến về VN đâu tiên và ông bà cũng lần lượt về sau đó để tìm lại cơ hội làm ăn cũng như lấy lại nhà hàng cũ.

Sau khi ông bà ra đi thì nhà hàng cũ do một người bà con xa cai quản. Ông bà cũng thường gởi tiền về giúp đở. Nhưng về phẩm chất nấu ăn thì không giữ được như trước cho nên nhà hàng dần dần mất tiếng và suy sụp. Đây là điểm yếu của đa số nhà hàng Việt Nam nói chung và nhà hàng Ông Cả Cần nói riêng. Bà Cả Cần là người giỏi giang quán xuyến, nhưng nhà hàng là phương tiện sống của đại gia đình cho nên bà giữ bí quyết rất kỹ. Thậm chí ở Canada, chưa chắc con bà lúc ấy nấu được như bà.

Khi công cuộc điều đình mua lại đất đai nhà hàng cũ còn đang được tiến hành thì bà Cả Cần đột ngột bị TAI BIẾN MẠCH MÁO não và năm bất động. Tội nghiệp cho bà. Bà nằm thế đến gần 2 năm trời và bà qua đời năm 1995.

Sau khi bà qua đời thì ông Thắng về Việt Nam thường hơn để làm ăn. Nhà hàng bên Canada thiếu bà không còn đông như trước. Các cô các cậu lập gia đình chỉ còn vài người theo nghề cha mẹ. Chỉ vài năm sau đó thì Ông Cả Cần Trần Phấn Thắng cũng qua đời tại Việt Nam . Nhà hàng TRÊN DỐC TUYẾT đóng cửa. Giờ chỉ còn nhà hàng dưới phố St Catherine.

Có người nói bảng hiệu sau này của nhà hàng trên đường Nguyễn Tri Phương là ÔNG CẢ CẦN. Có thể nhà hàng đổi tên lại sau khi ông Cả Cần về nước. Bao năm trước đó nó vẫn mang tên MỸ TIÊN. Tên Mỹ Tiên là cái tên thứ hai sau cái tên BÀ NĂM SA ĐÉC …

(Theo Lophocvuive)

Nói thêm về hủ tiếu Mỹ Tho của quán Cả Cần:

Có nhiều người cứ nhầm hủ tiếu Mỹ Tho với hủ tiếu Nam Vang. Khác hoàn toàn. Nước hủ tiếu được nấu bằng khô mực nhí (vụn), tôm khô và xương nên nước ngọt tự nhiên, thơm và trong. Bánh hủ tiếu, sợi nhỏ dai và là bánh khô. Hủ tiếu Mỹ Tho không có để trứng cút hay tôm tươi mà chỉ có xương, thịt heo hoặc thêm gan heo thôi….

Ở Sài Gòn, có duy nhất 1 chỗ có hương vị hủ tiếu giống với hủ tiếu Mỹ Tho, đó là quán hủ tiếu Mỹ Tho – bánh bao Cả Cần – nằm ngay trước công viên Văn Lang, góc đường Hùng Vương – Nguyễn Tri Phương, Q.5. (Sưu tầm)

Nhà thờ Chợ Quán

1. Vị trí: 120 Đường Trần Bình Trọng, Phường 2, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà thờ Chợ Quán xưa
Nhà thờ Chợ Quán xưa
Nhà thờ Chợ Quán nay
Nhà thờ Chợ Quán nay

 

2. Lịch sử họ đạo Chợ Quán và nhà thờ Chợ Quán:

Giáo xứ Chợ Quán là một họ đạo cổ vì lịch sử họ đạo gắn liền với quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Đất nước và có tuổi gần đến ba thế kỷ kể từ ngày khởi lập năm 1723, khi có nhiều di dân muốn khởi nghiệp trên vùng đất mới phía Nam, nhiều giáo dân xuất xứ từ khắp nơi tề tựu lại thành Họ đạo Chợ Quán. Danh xưng Chợ Quán không biết có từ thời gian nào, chỉ biết các bô lão nói rằng, nhiều di dân có cùng nghề, cùng lòng tin tạo nên Xóm Bột, có chợ, có nhiều lều quán nên hình thành cái tên Chợ Quán.

Trong thời gian từ 1834 – 1859, khi vua nhà Nguyễn tỏ rõ ý chống lại đạo Công giáo thì cuộc bách hại đạo cũng bắt đầu. Họ đạo Chợ Quán không được sinh hoạt bình thường. Giáo dân vừa lo cho thân mình vừa phải bảo vệ các cha nên phải di chuyển đây đó rất cực. Có lúc Chợ Quán không còn nhà thờ, cha phải lẩn trốn trong nhà dân, hoặc phải giả dạng người thường trong đám cưới hay đám ma; còn Thánh lễ được cử hành vào ban đêm, Giáo lý do cha mẹ dạy cho con cái… nhưng các giới chức vẫn trợ giúp các cha và cộng đoàn giáo dân một cách tích cực. Khi quân Pháp xâm lăng Sài Gòn thì triều đình nhà Nguyễn gia tăng tìm giết người có đạo, nhiều người giáo dân Chợ Quán bị bắt đi phân sáp vào 18 thôn vườn trầu nhưng chính những người này tạo điều kiện cho nhiều người biết đến Chúa và làm nòng cốt phát triển thành các họ đạo về sau như Hóc Môn, Bà Điểm, Tân Hưng và Chợ Cầu.Khi quyền binh chính trị lần lượt rơi vào tay người Pháp thì người Công giáo được truyền đạo và giữ đạo tự do.

Họ đạo Chợ Quán được phục hồi và phát triển về nhiều mặt, có sự trợ giúp đắc lực của các nữ tu Hội dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán. Niềm tin của giáo dân được củng cố, các hội đoàn được thành lập, cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, truyền giáo để tăng trưởng số giáo dân, mở rộng để phát triển những họ đạo mới như Chánh Hưng, Bình Xuyên, Môi Khôi…Với chiều dài thời gian, họ đạo đã có nhiều vị mục tử được sai đến chăm sóc và đến nay nhà thờ được xây dựng là ngôi thánh đường thứ tám, theo thứ tự các năm 1720, 1727, 1733, 1775, 1789,1793, 1862 và 1986; như thế ngôi thánh đường còn lại đến nay là nhà thờ lần thứ tám, được khánh thành vào năm Bính Thân 1896.

3. Đặc điểm:

Chức năng: thuộc giáo xứ Chợ Quán.

Nhà thờ Chợ Quán kiến trúc theo kiểu Gothique đặc trưng của phương Tây, trải qua hơn 100 năm nhưng vẫn uy nghi, đồ sộ nhất khu vực chợ Lớn. Các cánh cửa đều theo cấu trúc mái vòm cong, những cột đá to với những hoa văn độc đáo, mái ngói đỏ đã thẩm màu rêu phong cổ kính. Khi bước qua cửa chính của Thánh đường, sẽ thấy thật tráng lệ. Giữa là Bàn Thánh và tượng Chúa chịu nạn, bên trái là bàn thờ Đức Mẹ, bên phải là bàn thờ Thánh Cả Giuse, ngoài ra, hai bên còn có tượng các Thánh.

Các khung cửa sổ không được ốp kính màu như các nhà thờ lớn khác, bên trong có 4 dãy ghế lớn và 2 dãy ghế nhỏ. Đối diện với Bàn Thánh, phía trên là hình Chúa Jesus – Vua vũ trụ và phía dưới bức ảnh đó có một lối nhỏ để đi vào tháp chuông.

Tháp chuông gồm có ba tầng: tầng kéo chuông, tầng để chuông và tầng trên cùng. Tháp tổng cổng có 5 quả chuông: 2 chuông kéo thường ngày, 2 chuông dùng cho Lễ Lớn và 1 chuông báo tử, vào những ngày rất đặc biệt thì cho kéo 5 quả chuông cùng một lúc. Đứng trên tầng trên cùng, có thể nhìn thấy toàn Quận 5. Nhưng điều đặc biết về tháp chuông này là những quả chuông được đúc từ Pháp và vận chuyển qua đây bằng đường thủy. Để vận chuyển những quả chuông này lên tháp, người ta không sử dụng sức người hay sức máy, mà người ta sử dụng sức của 5 con voi. Cho đến nay thì tháp chuông đã được sửa chữa 3 lần.

Tháp chuông nhà thờ
Tháp chuông nhà thờ

Khuôn viên 16.922m2, vẫn rộng rãi để xây một Nhà giáo lý 12 phòng và một hội trường; Nhà hài cốt, tu sửa phòng thánh. Một hệ thống âm thanh trong ngoài nhà thờ, một nhà sách, một bàn thờ đá…- Tất cả những công trình đó do cha xứ khởi xướng, giáo dân chung tay xây dựng, nhưng ý nghĩa nhất vẫn là công trình xây dựng cộng đoàn đức tin. Bản tin Họ Đạo Chợ Quán được phát hành hàng tháng, được chuyển đến từng gia đình qua hệ thống chín giáo khu, tập trung vào những thông tin của Giáo Hội Hoàn Vũ và Giáo Hội Việt Nam. Và một cộng đòan bác ái với các họat động: lớp học tình thương, phòng khám bệnh và phát thuốc miễn phí, lớp dạy cắt may, Hội Bác ái Vinh Sơn, giúp các xứ nghèo xây sửa nhà thờ.

Tượng Chúa trong khuôn viên nhà thờ
Tượng Chúa trong khuôn viên nhà thờ

(Sưu tầm)

Đường NGUYỄN THỊ DIỆU

Từ đường Trương Định đến đường CMT8.

Vị trí : Đường nằm trên địa bàn phường 6 quận 3, từ đường Trương Định đến đường CMT8, dài khoảng 420 mét, qua ngã tư Bà Huyện Thanh Quan.

Lịch sử : Thời Pháp thuộc từ năm 1929 đường này mang tên Lacaut. Ngày 23 tháng 1 năm 1943 đổi tên là Trương Minh Ký. Ngày 4 tháng 4 năm 1985 đổi tên là Nguyễn Thị Diệu.

Đường NGUYỄN SƠN HÀ

Từ đường Cao Thắng đi sâu vào đường Bàn Cờ.

Vị trí : Đường nằm trên địa bàn phường 5 quận 3 từ đường Cao Thắng đi vào đường Bàn Cờ, dài khoảng 262 mét.

Lịch sử : Trước kia đường này chỉ là con hẻm của đường Cao Thắng, thường gọi là đường Đốc Phủ Thoại. Ngày 4 tháng 4 năm 1985 dat0985 tên là Nguyễn Sơn Hà.

Đường NGUYỄN PHÚC NGUYÊN

Từ công trường Dân Chủ đến cổng ga Sài Gòn.

Vị trí : Đường nằm trên địa bàn phường 9 quận 3, từ công trường Dân Chủ đến cổng ga xe lửa Sài Gòn, dài khoảng 396 mét.

Lịch sử : Từ thời Pháp thuộc đến năm 1990 đường này là một đoạn của đường ray xe lửa Bắc Nam. Sau đó đoạn đường sắt này không dùng nữa, lấp đất tráng nhựa thành đường phố, dân chúng quen gọi là đường Nguyễn Thượng Hiền nối dài. Năm 1999 UBND Thành phố đặt tên là Nguyễn Phúc Nguyên.

Đường NGUYỄN HIỀN

Từ đường Điện Biên Phủ đến đường số 4 trong cư xá Đô Thành.

Vị trí : Đường năm trên địa bàn phường 4 quận 3, từ đường Điện Biên Phủ đến đường số 4 trong cư xá Đô Thành, dài khoảng 240 mét.

Lịch sử : Từ năm 1955 đường mang tên Cư Xá Đô Thành vì là đường trục chính của cư xá cùng tên. Năm 1999 UBND Thành phố đặt tên là đường Nguyễn Hiền.

Đường NGUYỄN GIA THIỀU

Từ đường Nguyễn Đình Chiểu đến đường Ngô Thời Nhiệm.

Vị trí : Đường nằm trên địa bàn phường 6, quận 3, từ đường Nguyễn Đình Chiểu đến đường Ngô Thời Nhiệm, dài khoảng 172 mét.

Lịch sử : Thời Pháp thuộc từ ngày 26 tháng 4 năm 1920 mang tên Folliot. Ngày 19 tháng 10 năm 1955 đổi tên là đường Nguyễn Gia Thiều đến nay.

Đường NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Từ rạch Thị Nghè đến đường Lý Thái Tổ.

Vị trí : Đường nằm trên địa bàn quận 1,  các phường 1, 2, 3, 4, 5 quận 3, từ rạch Thị Nghè đến đường Lý Thái Tổ, dài khoảng 3934 mét, qua các ngã tư Hai Bà Trưng, Phạm Ngọc Thạch, Pasteur, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Quý Đôn. Trần Quốc Thảo, ngã ba Nguyễn Gia Thiều, các ngã tư Trương Định, Bà Huyện Thanh Quan, CMT8, Nguyễn Thượng Hiền, ngã ba Vườn Chuối, ngã tư Cao Thắng, ngã tư Bàn Cờ, ngã tư Nguyễn Thiện Thuật.

Lịch sử : Thời Pháp thuộc đường mang tên Rue Des Moi, sau đổi thành Evêché rồi Richaud. Năm 1955 đổi là đường Phan Đình Phùng. Ngày 14 tháng 8 năm 1975 Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn đổi tên là đường Nguyễn ĐÌnh Chiểu cho đến nay.

Đường NGÔ THỜI NHIỆM

Từ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến đường CMT8.

Vị trí : Đường nằm trên địa bàn phường 6 quận 3, từ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến đường CMT8, dài khoảng 1024 mét, qua ngã tư Lê Quý Đôn, Trần Quốc Thảo, ngã ba Nguyễn Gia Thiều, ngã tư Trương Định, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Thông, ngã ba Lê Ngô Cát.

Lịch sử : Thời Pháp thuộc, đường này lúc đầu mang số 5. Ngày 30 tháng 3 năm 1906 được đặt tên là Jauréguiberry. Ngày 22 tháng 3 năm 1955 đổi tên là Ngô Thời Nhiệm cho đến nay.